Trong các nguồn lực phát triển kinh tế nói chung, kinh tế trang trại nói riêng vốn là nguồn lực rất quan trọng. Vốn là nguồn lực để sản xuất và tái sản xuất mở rộng, nếu không có vốn thì các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như giống, thức ăn, thuốc bảo vệ... sẽ không có hoạt động, sản xuất sẽ không diễn ra. Kết quả tổng hợp cho rằng bình quân vốn sản xuất kinh doanh của một trang trại năm 2006 là 120 triệu đồng trong đó vốn tự có là 84 triệu đồng chiếm 70%, vay ngân hàng tín dụng là 30% thể hiện nguồn vốn trang trại còn rất hạn chế, chủ yếu là tự có và vay ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn. Điều này hạn chế rất lớn đối với phát triển và mở rộng sản xuất kinh tế trang trại.
Việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi vốn lớn hơn so với kinh tế hộ do quy mô sản xuất lớn hơn nhiều, đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ và vững chắc hơn, dạng hoá các loại hình sản xuất. Thiếu vốn các trang trại có quy mô nhỏ từng bước mở rộng quy mô điều này đòi hỏi thời gian dài hơn thậm chí còn tụt hậu hơn so với tình hình của thế giới. Cơ hội phát triển bứt phá sẽ mất đi điều này không tương xứng với khát vọng vươn lên làm giàu của các chủ trang trại. Vì thế để giải quyết vấn đề vốn cần giải quyết các vấn đề sau.
- Đầu tư sơ sở hạ tầng đồng bộ như điện, đường, thuỷ lợi vào các vùng quy hoạch tập trung
- Xây dựng tăng cường vai trò của hợp tác xã tín dụng, khuyến khích các chủ trang trại tham gia vào hợp tác xã tín dụng để được vay vốn với lãi suất ưu đãi.
- Thực hiện cơ chế cho chủ trang trại vay vốn theo dự án, thủ tục vay đơn giản, thời gian vay phải phù hợp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tức là vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc dài hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh vì chủ trang trại phải mua sắm trang thiết bị vật tư trước, vốn vay cũng cần tăng cường cho vay trung hạn hạn và dài hạn.
- Ngân hàng không nên cố định mức vay của trang trại mà tuỳ thuộc vào dự án phát triển sản xuất của trang trại với lãi suất ưu đãi.
- Tăng cường vai trò của tổ chức hội nông dân, hội chăn nuôi
- Chính quyền nên khuyến khích phát triển trang trại đối với các nhà đầu tư bên ngoài, thu hút vốn của họ vào sản xuất kinh doanh kinh tế trang trại.