P. Ngân quỹ PGD Yết Kiêu
2.1.4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động tài chính của ngân hàng
tài chính của ngân hàng
Tình hình trong nước
Trong năm 2008, tình hình kinh tế – xã hội nước ta chịu tác động của nhiều yếu tố không thuận. Trong khi sức cạnh tranh của nhiều ngành và của nền kinh tế còn nhiều hạn chế thì giá cả của hầu hết các loại vật tư nguyên liệu đầu vào nhập khẩu trên thị trường thế giới liên tục tăng hoặc đứng ở mức cao; thiên tai, dịch bệnh lại xảy ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả nước. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các địa phương khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện
đồng bộ 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nền kinh tế – xã hội nước ta trong năm 2008 vẫn phát triển ổn định, nhiều ngành, lĩnh vực then chốt đã thu được kết quả tích cực tạo điều kiện cho sự phát triển trong các năm tới.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 422,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,2% so với năm 2007. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt kết quả khá cao. Trong năm 2008 cả nước có 113 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký trên 60 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với năm 2007; vốn thực hiện đạt 8,1 tỷ USD, tăng 37,3% so với năm 2007.
Giá tiêu dùng năm 2008 tăng 22,97% so với năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 1991 tới nay. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 65 tỷ USD, tăng 33,9% so với năm trước. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tư liệu sản xuất chiếm 90,7%; hàng tiêu dùng chiếm 5,7%.
Đến cuối năm 2008, để ngăn chặn đà giảm phát của nền kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính phủ đã đưa ra gói kích cầu trị giá khoảng 6 tỉ USD: gồm 1 tỉ USD từ dự trữ quốc gia và các nguồn khác như bảo lãnh cho doanh nghiệp vay 1,5-2 tỉ USD, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ để đầu tư khoảng 20.000 tỉ đồng, để lại cho doanh nghiệp bằng cách giảm, hoãn thuế khoảng 15.000-20.000 tỉ đồng; khoản 30.000 tỉ đồng năm 2007 chưa giải ngân hết sẽ tiếp tục được sử dụng trong nửa đầu năm 2009.
Tình hình trên địa bàn
Năm 2008 cùng với những khó khăn chung của cả nước, tình hình kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn: tình hình lạm phát,
giá cả diễn biến tăng cao, tình hình tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp, dịch bệnh ở người, gia súc, gia cầm tái phát; thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài trong những tháng đầu năm, nhất là đợt mưa gây ngập úng diện rộng trên địa bàn cuối tháng 10, đầu tháng 11/2008 đã ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Tuy có những tác động ảnh hưởng xấu, kinh tế trên địa bàn vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố (sau khi mở rộng) dự kiến tăng 10,58%, trong đó giá trị tăng thêm công nghiệp mở rộng tăng 11,7%, dịch vụ tăng 10,78%, nông-lâm-thủy sản tăng 2,68%, Cơ cấu kinh tế năm 2008 đạt: dịch vụ chiếm 52,17%, công nghiệp xây dựng 41,28%, nông lâm thủy sản 6,55%.
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,8% so với năm trước, các thành phần kinh tế đầu có mức tăng trưởng, trong đó khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 18,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,4%, kinh tế Nhà nước tăng 1,4%, Có 26/28 ngành có giá trị sản xuất tăng so với cùng kỳ, trong đó sản xuất xe có động cơ tăng 28,8%, sản xuất kim loại tăng 22,5%...
Hoạt động dịch vụ được duy trì phát triển. Triển khai tháo gỡ những khó khăn, vướng mặc, giải quyết những khiếu nại, phản ảnh của các hộ kinh doanh, đẩy nhanh đầu tư xây dựng hệ thống Trung tâm thương mại kết hợp chợ, thực hiện đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ của các quận, huyện. Tổng mức bán ra ước tăng 28,2% so với năm 2007, trong đó bán lẻ tăng 31,2%.
Huy động vốn đầu tư xã hội năm 2008 ước 97.697 tỷ đồng, tăng 19,3% so năm 2007. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả nổi bật Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép và tăng vốn dự kiến 300 dự
án, tổng số vốn đăng ký 5 tỷ USD, tăng khoảng 2 lần so năm 2007, trong đó cấp mới cho 270 dự án với số vốn 4,4 tỷ USD, bổ sung tăng vốn cho 30 dự án với số vốn khoản 0,6 tỷ USD.
Môi trường tài chính – tiền tệ
Năm 2008 là năm có nhiều biến động lớn, phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến môi trường tài chính tiền tệ trong nước. Ngay từ đầu năm, để duy trì tính thanh khoản, các ngân hàng thương mại đã đua nhau tăng lãi suất huy động VND, lãi suất qua đêm đã có lúc tăng tới 43%/năm, cùng với đó là tỷ lệ lạm phát tăng cao. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt: phát hành tín phiếu bắt buộc phân bổ cho các tổ chức tín dụng, tăng lãi suất cơ bản VND (lãi suất cơ bản VND sau 2 đợt điều chỉnh đã tăng từ 8,75%/năm lên 14%/năm), tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu... Đến tháng 09/2008, khi đà tăng lạm phát được ngăn chặn, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt linh hoạt: liên tục giảm lãi suất cơ bản VND (từ 20/10/2008 đến 19/12/2008 đã có 5 lần giảm từ 14%/năm xuống 8,5%/năm), cùng với đó lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng được giảm dần.
Cùng với những biến động phức tạp của lãi suất, năm 2008 đã chứng kiến nhiều biến động khó lường của tỷ giá ngoại tệ. Nhằm tạo điều kiện để tỷ giá điều chỉnh linh hoạt hơn, phản ánh sát tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, góp phần hạn chế nhập siêu và khuyến khích xuất khẩu, bảo đảm tăng trưởng kinh tế hợp lý, phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế, trong năm 2008, NHNN đã nới dần biên độ tỷ giá ngoại tệ giữa VND và USD từ ± 0,75% lên ± 3% sau 3 lần điều chỉnh.
Trong năm 2008, các NHTM trên địa bàn Hà Nội có tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn nhiều so với cho vay. Trong năm, 357 tổ chức tín dụng ở Hà Nội đã huy động được 425.317 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cuối năm 2007. Theo NHNN thành phố Hà Nội, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn vẫn đảm bảo, hầu hết kinh doanh có lãi. Tổng vốn tự có của 10 ngân hàng cổ phần có hội sở chính đặt tại Hà Nội hiện đạt trên 24.000 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ hơn 20.000 tỷ đồng (tăng 25% so với cuối năm 2007). Tổng huy động vốn của 10 ngân hàng này đạt gần 149.000 tỷ đồng (tăng 30%), dư nợ cho vay đối với nền kinh tế là gần 110.000 tỷ đồng (tăng 17,1%). Dư nợ bất động sản năm 2008 tăng 23,5% so với cuối năm ngoái, thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống. Lượng vốn cho vay đối với nền kinh tế cùng thời gian này tăng 20,9% so với năm ngoái.