Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề cơ bản về rủi RO THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại p2 (Trang 27 - 28)

Để hạn chế tối đa những hạn chế về mặt kỹ thuật, những bất cập trong các văn bản pháp lý quy định về hoạt động thanh toán L/C, trước hết ngân hàng cần vận dụng UCP600 và ISBP681 một cách hiệu quả, lường trước được tất cả những khó khăn có thể gặp phải khi sử dụng UCP600.

- Bổ sung, chỉnh sửa các văn bản quy trình pháp lý nội bộ bám sát thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp lệnh quản lý ngoại hối của chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.

- Kết hợp với các NHTM khác phát hành môt cẩm nang về những rủi ro trong thanh toán quốc tế thường hay gặp phải, những chú ý trong khi sử dụng UCP, trong quá trình lập L/C, hướng dẫn chi tiết cho các doanh nghiệp XNK có thể tham khảo, để đưa ra những điều khoản đúng đắn trong khi kí hợp đồng ngoại thương cúng như khi mở L/C, để chủ động phòng ngừa hạn chế mọi rủi ro xảy ra cho nhà NK.

- Mở rộng thêm hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, phát triển hệ thống ngân hàng đại lý ở những thị trường mới phát triển thương mại như Bắc Âu, Tây Nam Á, Nam Phi,…

- Thường xuyên rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với môi trường hoạt động và công nghệ hiện đại, nhằm hạn chế tối đa rủi ro kĩ thuật, đặc biệt là rủi ro đạo đức đang có xu hướng ngày càng tăng.

Về phát triển nguồn nhân lực:

- Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quốc tế, ứng dụng được công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Lực chọn các giảng viên trong nước và nước ngoài nhiều kinh nghiệm để tập huấn cho cán bộ TTQT. Có chính sách tuyển dụng và điều chuyển cán bộ ở các chi nhánh một cách hợp lý đáp ứng được yêu cầu thị trường.

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng cũng là một vấn đề quan trọng, đi song song với trình độ nghiệp vụ của nhân viên NH, cần phải có chế

độ đãi ngộ đầy đủ cho nhân viên để họ cống hiến hết mình cho công việc của mình.

Đối với quy trình nghiệp vụ:

- Xác định tốt giới hạn tín dụng bao gồm hạn mức cho vay, hạn mức ký quỹ mở L/C, hạn mức chiết khấu chứng từ hàng xuất, hạn mức bảo lãnh,… cho từng khách hàng nhằm hạn chế rủi ro cho NH. Nếu thấy bản thân ngân hàng chưa đủ khả năng đánh giá chính xác khách hàng cần thực hiện dịch vụ của các công ty kiểm tra, định giá trên trường nhằm có được những thông tin chính xác, đáng tin cậy.

- Đa dạng hóa các hình thức tài trợ thương mại trên cơ sở phân tích và kiểm soát được rủi ro. Trước mắt cần triển khai nghiệp vụ Factoring (bao thanh toán), Forfaiting (mua bán nợ), Letter of Guarantee ( bảo lãnh thanh toán), chiết khấu chứng từ hàng xuất… một cách rộng rãi.

Phần lớn các NHTM hiện nay nằm trong bối cảnh thiếu kinh nghiệm đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại và tài trợ thương mại. Do vậy, để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, bền vững và lành mạnh, đòi hỏi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng như hệ thống NHTM nâng cao nhận biết, kiểm soát được các loại hình rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề cơ bản về rủi RO THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại p2 (Trang 27 - 28)