0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Phương pháp xử lí số liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÀ CHUA BẰNG KĨ THUẬT THUỶ CANH TRÊN CÁC NỀN GIÁ THỂ KHÁC NHAU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN (Trang 29 -29 )

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.3.4 Phương pháp xử lí số liệu

CHƯƠNG 3

KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

3.1 Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây cà chua

3.1.1. Thi gian sinh trưởng ca cây cà chua

Sau 3 ngày gieo hạt thì tất cả hạt trong các công thức thí nghiệm đều mọc 100%, chứng tỏ các giá thể gieo hạt có thành phần khác nhau nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thời gian mọc của hạt, do vào thời điểm gieo hạt gặp điều kiện nhiệt độ từ 30 – 350C, cung cấp đủ nước cho hạt (tưới 2 lần/ngày) là hai yếu tố thích hợp cho hạt dưa chuột nảy mầm thuận lợi. Tỉ lệ hạt mọc ở các công thức là 100% chứng tỏ chất lượng hạt giống tốt.

Thời gian từ gieo đến xuất hiện lá thật: Sau khi kết thúc giai đoạn nảy mầm thì lá thật xuất hiện. Ở CT II (70% sơ dừa + 30% đất) xuất hiện lá thật sau gieo 6 ngày, còn các công thức khác sau gieo 1 tuần.

Thời gian từ gieo đến bắt đầu ra hoa: Thời gian đậu quả sớm nhất là CT II (37 ngày), hai công thức còn lại bắt đầu ra hoa sau 48 ngày.

Bảng 3.1 Thời gian sinh trưởng, phát triển

Đơn vị: ngày

TT Công thc Thời gian từ gieo đến

Có lá thật Ra hoa Qu chín TGST

1 CT I 7 48 72 125

2 CT II 6 47 75 127

3 CT III 7 48 74 127

Tổng thời gian sinh trưởng của CT I là 125 ngày, công thức CT II và CT III có cùng thời gian sinh trưởng là 127 ngày.

3.1.2 nh hưởng ca giá th ti động thái và tc độ tăng trưởng chiu cao cây

Dựa vào Bảng 3.1.2, ta thấy trên cùng một đối tượng cây trồng với chếđộ chăm sóc như nhau thì giá thể khác nhau sẽ cho tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khác nhau và trong cùng một loại giá thể nhưng tại thời điểm khác nhau thì có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Ở giai đoạn 15 ngày sau gieo, chiều cao cà chua trong các công thức không có sự chênh lệch lớn. Sự chênh lệch này tăng lên ở các giai đoạn cà chua 45 và 75 ngày sau gieo. Cà chua ở CT III có chiều cao cây lớn nhất, tiếp đó là CT II và thấp nhất là CT I.

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của các nền giá thể đến chiều cao cây của cà chua

Đơn vị tính: cm

Công

thức 15 ngày Chiu cao cây cà chua sau gieo... 45 ngày 75 ngày

CT I 4,07 33,12 104,78

CT II 4,10 33,77 107,56

CT III 4,18 34,50 110,67

3.1.3 nh hưởng ca giá th trng ti động thái ra lá và tc độ tăngs lá ca cây cà chua s lá ca cây cà chua

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của các nền giá thể đến động thái ra lá

Đơn vị tính: lá/cây

Công thức Số lá/cây sau gieo...

15 ngày 45 ngày 75 ngày

CT I 7,22 19,11 29,56

CT II 7,33 20,78 30,22

CT III 7,33 21,67 31,33

Qua bảng 3.1.3 chúng tôi nhận thấy số lá/cây của cà chua trên các công thức khác nhau và giữa các thời kì sinh trưởng có sự khác nhau. Có sự liên hệ mật thiết giữa sự tăng trưởng chiều cao cây với sự tăng trưởng về số lá/cây. Quá đó, số lá/cây trung bình của CT III cao nhất trong cả 3 giai đoạn, lần lượt là 7.33, 21,67 và 31,33 lá/cây.

Động thái ra lá của cây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của bộ rễ, các cơ quan khác cũng như tạo năng suất sau này.

3.1.4 nh hưởng ca các nn giá thđến mt s yếu t cu thành năng sut: s phân cành, s hoa/cây, s qu và t lđậu qu

Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các nền giá thể đến sự phân cành, số hoa/cây, số quả và tỷ lệ đậu quả Sự phân cành Số hoa/cây Số quả (quả/cây) Tỷ lệ đậu quả % Trọng lượng quả (g/quả) Khối lượng quả/cây (g/cây) Năng suất thực thu (kg/m2) CT I 5,67 40,00 25,56 63,89 76,33 1980 15,84 CT II 5,89 41,44 26,44 63,81 74,89 1930 15,44 CT III 6,33 42,33 26,67 62,99 75,11 2020 16,16

Qua bảng 3.1.4 cho thấy có sự khác nhau về các chỉ tiêu năng suất của cà chua trên các nền giá thể khác nhau. Trong đó, CT III có các chỉ tiêu năng suất cà chua cao hơn 2 công thức lại ở sự phân cành, số hoa/cây, số quả/ cây, khối lượng quả/cây. Bằng quan sát thực tế tại khu vực thí nghiệm, các cây cà chua thuộc CT III có sự phân cành tốt (6.33), cây mập, chắc khoẻ. Số hoa/cây và số quảở CT III cũng đạt khá cao, lần lượt là 42.33 và 26.67.

Trong đó, tỷ lệđậu quả giữa các công thức là khá bằng nhau. CT I có khối lượng quả lớn nhất 76.33g/quả, tuy nhiên số hoa và quả trên cây lại thấp nhất. Trọng lượng quả/cây tăng dần theo công thức CTIII>CTII> CTI lần lượt đạt 2020 g/cây, 1980g/cây và 1930 g/cây. Qua đó, năng suất thực thu trên mỗi đơn vị diện tích đạt khá cao từ 15,44 kg/m2 ở CT II đến 16,16 kg/m2 ở CT III. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về năng suất ở mỗi công thức không có sự khác biệt ý nghĩa.

3.2 - Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây cà chua

3.2.1 nh hưởng ca dinh dưỡng ti tc độ tăng trưởng chiu cao cây

Thân cây là bộ phận chủ yếu mà các chất khoáng được lấy từđất vận chuyển qua và cũng là nơi mà các chất hữu cơ sau khi được tổng hợp trên lá sẽ vận chuyển đến các bộ phận của cây thông qua hệ thống mạch dẫn. Như vậy mối quan hệ giữa bộ phận bên trên và bộ phận bên dưới của cây được điều hòa là do thân cây, đảm bảo cho thân cây sinh trưởng và phát triển tốt tạo tiền đề cho cây có năng suất cao và chất lượng tốt. Chiều cao cây phụ thuộc vào chất dinh dưỡng và mùa vụ trong đó lượng chất dinh dưỡng mà cây hút được là quan trọng nhất.

Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây cà chua trong các dung dịch

Đơn vị: cm

STT Công thức Ngày sau gieo

15 45 75

1 CTDD 1 4.18 35.16 117.10

2 CTDD 2 4.03 34.66 114.00

3 CTDD 3 4.31 37.70 122.55

4 CTDD 4 4.26 35.33 123.33

Qua Bảng 3.2.1 cho thấy, ở giai đoạn 15 ngày sau gieo, cà chua trồng thí nghiệm có chiều cao tương đối đồng đều, dao động từ 4,03 cm đến 4,31 cm. Cao nhất là cà chua được được trồng trong dung dịch dinh dưỡng CTDD 3 (4,31cm), thấp nhất là cà chua trên công thức CTDD 2 (4,03cm). Vào thời kỳ 45 ngày sau gieo, cà chua phát triển nhanh, lúc này chiều cao cà chua cao nhất trên CTDD 3 (37,7cm) và thấp nhất là cà chua ở CTDD 2 (34,66cm). Sau gieo 75 ngày (chiều cao cây cuối cùng), CTDD 4 có chỉ số chiều cao cây cao nhất, đạt 123.33cm, sau đó là cà chua ở công thức CTDD 3 và CTDD 1. Cây cà chua ở CTDD 2 đạt chiều cao thấp nhất, với 114cm.

3.2.2 nh hưởng ca dinh dưỡng ti năng sut và các yếu t cu thành năng sut cây cà chua

Năng suất cây trồng là mối quan tâm hàng đầu của người trồng, cũng là kết quả cuối cùng đểđánh giá toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Năng suất được cấu thành bởi các yếu tố như số quả/cây, khối lượng quả, tỷ lệđậu quả,... Các yếu tố này quyết định đến năng suất cây dưa chuột. Trong thí nghiệm để đánh giá giữa các dung dịch dinh dưỡng, chúng tôi xét đến năng suất thực thu và các yếu tố cấu thành nên năng suất. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.2.3 và hình 4.19.

Tỷ lệ đậu quả (%) của các công thức dung dịch dinh dưỡng dao dao động từ 57,68% đến 59,34%. Tỷ lệ đậu quả của cà chua trong các công thức dinh dưỡng không có sự chênh lệch nhiều, so sánh với tỷ lệđậu quả của cà chua trồng trong bầu giá thể thì tỷ lệđậu quả cao hơn.

Trọng lượng quả (g/quả): là một trong những tiêu chí quyết định năng suất của cà chua. Qua bảng 3.2.3 có thể thấy trọng lượng quả giưã các công thức có sự khác biệt, và khác biệt này có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Trọng lượng quảở CTDD 4 là lớn nhất (74,44 g/quả) khác biệt có ý nghĩa (œ=0,05) so với cà chua ở CTDD 2 và CTDD 3. Trọng lượng quả thấp nhất là cà chua trong dung dịch dinh dưỡng ở CTDD 2 (1750g/quả).

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

STT Công thức Tqu l (%) đậu Trqung l (g/quượng ) Khqui lả/cây ượng (g/cây)

Năng suất thực thu

(kg/m2)

1 CTDD 1 58.01 74.33ab 1852a 14.8ab

2 CTDD 2 57.68 73.00c 1750b 14.0b

3 CTDD 3 58.98 73.11bc 1855a 14.8ab

4 CTDD 4 59.34 74.44a 1918a 15.3a

CV% 4.9 3.1 3.1

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa ở mức œ=0,05.

Khối lượng quả/cây (g/cây): Qua bảng 3.2.3, cho thấy khối lượng quả/cây trong thí nghiệm dao động trong khoảng từ 1750 g/cây đến 1918 g/cây. Trong đó, khối

lượng quả/cây ở các công thức CTDD 1(1852 g/cây), CTDD3 (1855g/cây) và CTDD

4 (1918 g/cây) cao hơn có ý nghĩa với khối lượng quả/cây của cà chua ở CTDD 2 (1750 g/cây).

Năng suất thực thu (kg/m2) trong thí nghiệm đạt trung bình từ 14 kg/m2 đến 15,3 kg/m2 (Biểu đồ 3.1). Trong đó, cà chua đạt năng suất thấp nhất ở môi trường dinh dưỡng CTDD 2, thấp hơn có ý nghĩa so với năng suất thực thu của CTDD 4 (15,3 kg/m2). Năng suất thực thu của cà chua ở CTDD 1 và CTDD 3 đều đạt 14,8 kg/m2 và cao hơn cà chua ở CTDD 2, tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Hình 3.1 Năng suất thực thu của cà chua trong các dung dịch dinh dưỡng

14.8

14

14.8

15.3

CTDD 1 CTDD 2 CTDD 3 CTDD 4

CHƯƠNG 4

KT LUN VÀ ĐỀ NGH

4.1 Kết luận

Qua kết quả của đề tài nghiên cứu: "Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng và năng suất cà chua bằng kĩ thuật thuỷ canh trên các nền giá thể khác nhau tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", chúng tôi có các kết luận sau:

1. Ảnh hưởng của giá thể trồng tới sinh trưởng, phát triển và năng suất cà chua - Trên cả 3 nền giá thể khác nhau, cà chua đều sinh trưởng và phát triển tốt. Nền giá thể tốt nhất cho sự phát triển của cây cà chua trong nhà có mái che, sử dụng công thức giá thể: xơ dừa 40% + 40% trấu hun + đất 20% (CTIII) cho kết quả tốt nhất về một số chỉ tiêu về năng suất như sự phân cành, số hoa/cây, khối lượng quả…

2. Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cà chua

- Cà chua ở các công thức dung dịch dinh dưỡng CTDD 3 và CTDD 4 cho thấy khả năng phát triển chiều cao cây và tỷ lệđậu quả tốt nhất. Các công thức CTDD 1, CTDD 3, CTDD 4 đều cho thấy các chỉ tiêu phù hợp cho cà chua sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất.

4.2 Đề nghị

Do thời gian và kinh phí thực hiện đề tài hạn chế nên chúng tôi chưa thểđánh giá hết khả năng của giá thể nên chúng tôi có đề nghị như sau:

Tiếp tục nghiên cứu về giá thể và dinh dưỡng cho cà chua vào các thời vụ khác nhau. Tiếp tục nghiên cứu về chếđộ tưới, mức phân bón cho cà chua trên các nền giá thể khác nhau

TÀI LIU THAM KHO

A - Tài liu tham kho Vit Nam

1. Hồ Hữu An và cộng sự (2005), Nghiên cứu công nghệ và thiết bị phù hợp để sản xuất rau an toàn không dùng đất kiểu công nghiệp đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả

cao, Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước (mã số KC.07.20), Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.

2. Nguyễn Hiểu Biết (2004), Khảo sát một số giống xà lách trồng không dùng đất vụ

Xuân - Hè trong nhà lưới, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp

Hà Nội.

3. Nguyễn Tất Cảnh (chủ biên), Trần Thị Hiền, Nguyễn Xuân Mai, (2008), Giáo trình Hệ

thống canh tác, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

4. Tạ Thu Cúc (2000), Giáo trình cây rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp

5. Tạ Thu Cúc (2008), Kỹ thuật trồng cà chua, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

6. Cao Thị Duyên (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng và chếđộ tưới nước

tới sinh trưởng, phát triển, năng suất, và chất lượng mồng tơi trồng trong khay xốp

trong vụ Xuân hè 2009, Báo cáo tốt nghiệp Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội.

7. Ngô Thị Hạnh (1997), "Kỹ thuật gieo cải bao", Tạp chí khoa học kỹ thuật rau quả số

5/1997, Viện nghiên cứu Rau quả, Hà Nội

8. Nguyễn Thị Hoa Kỳ Hạnh, Lê Hữu Phan (2001), “Tình hình sản xuất rau tại Lâm

Đồng- Kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới có mái che tại Đà Lạt”, Hội thảo huấn luyện

và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía Nam- Tập 1, Viện Khoa

học Nông nghiệp miền Nam, Tổ chức Hợp tác phát triển Thuỵ Sỹ (SDC), Trung tâm

Nghiên cứu phát triển Rau châu Á (AVRDC), 22-27/10/2001, TP. Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Đăng Hùng và Vũ Thị Thư (1998), Giáo trình hoá sinh thực vật, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội.

10. Vũ Quang Sáng và Phạm Ngọc Thạch (1999), “Ảnh hưởng của một số dung dịch dinh dưỡng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của rau khoai lang, xà lách vụ Thu - Đông 1997”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Rau hoa quả, số 1, tháng 3/1999, tr. 26 - 28

11. Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại dung dịch khác

nhau đến sinh trưởng, phát triển của một số cây rau quả trong kỹ thuật thuỷ canh, Luận

văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường ðại học Nông lâm Thái Nguyên.

12. Trần Khắc Thi (2003). Nghiên cứu chọn tạo một số giống rau chủ yếu và các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Hội nghị tổng kết chương trình KN-06 đề tài KN-01-02, Bộ khoa học- công nghệ và môi trường, Hà Nội. trang 11-20.

13. Chu Thị Thơm. Phan Thị Lài. Nguyễn Văn Tó (2002), Trồng rau vụĐông trong vườn

nhà, NXB Lao Động.

14. Bùi Thị Thơm. Phan Thị Thanh Nhàn. Nguyễn Văn Tó (2002), Độẩm của đất, NXB

Lao Động.

15. Trần Thị Thu (2008), Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng ñến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống cà chua không dùng đất. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

16. Nguyễn Quốc Vọng(2008),Phát triển rau-hoa quả công nghệ cao ở Việt Nam-Kinh

nghiệm từ

Australia,http://vietsciences.free.fr/thuctap_khoahoc/phattrienrauhoaqua.htm

17. Vy Vy (2007), Công nghệ thuỷ canh, Báo Sài Gòn Tiếp thị, thứ Sáu, 22/6/2007. 18. Dự án CARD (2008), Báo cáo dự án "Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất rau an

toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất rau ở Việt Nam".

19. Rau hoa quả Việt Nam (2006), Tiến bộ và công nghệ giống, Trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh, http://www.rauhoaquavietnam.vn

20. VTV2 - Đài truyền hình Việt Nam, Chương trình Khoa học và Công nghệ, Phát sóng ngày 29/5/2008.

B - Tài liu tham kho nước ngoài

21. Adams, S. R., Cockshull, K. E., & Cave, C. R. J. (2001). Effect of temperature on the

growth and development of tomato fruits. Annals of Botany, 88(5), 869-877.

22. Armstrong, M. J., & Kirkby, E. A. (1979). The influence of humidity on the mineral

composition of tomato plants with special reference to calcium distribution. Plant and

Soil, 52(3), 427-435.

23. Atherton, J., & Rudich, J. (Eds.). (2012). The tomato crop: a scientific basis for

24. Bauchet, G., & Causse, M. (2012). Genetic diversity in tomato (Solanum lycopersicum) and its wild relatives.

25. Beverly, R. B., and V. L. Guzman (1985), "Lettuce varietal response to soils and foliar

nutritional applications on Terra Ceia muck." Soil and Crop Science Society of Florida Proceedings 44: 87 - 88.

26. Bradford, K. J. (1983). Effects of soil flooding on leaf gas exchange of tomato

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÀ CHUA BẰNG KĨ THUẬT THUỶ CANH TRÊN CÁC NỀN GIÁ THỂ KHÁC NHAU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN (Trang 29 -29 )

×