SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN:

Một phần của tài liệu Bài giảng lập các phương án cầu (Trang 30 - 39)

- Phân tích tổng mức đầu tư của mỗi phương án có xét đến các yếu tố: + Thời gian hoàn vốn.

+ Vốn đầu tư ban đầu xây dựng công trình. - Thống kê toàn bộ khối lượng vật liệu: + Cát, đá, sỏi, …

+ Xi măng, cốt thép…

+ Đà giáo, ván khuôn và các thiết bị phục vụ thi công khác, … - So sánh các phương án về mặt công nghệ chế tạo và thi công:

+ Nên chọn những phương án có biện pháp đã được kiểm chứng và có thể tiến hành thực hiện thành thạo.

+ Ưu tiên những phương án thi công hiện có trong nước.

+ Ưu tiên những phương án có công nghệ thi công mới cho dạng kết cấu mới.

- So sánh các phương án về mỹ quan, kiến trúc và đảm bảo yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

- So sánh các phương án về công tác duy tu, bảo dưỡng và thay thế khi cần thiết.

Một trong số các phương án thiết kế và cải tạo cầu Nguyễn Văn Trỗi do đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng EEC đưa ra

Đó là nội dung chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh sau khi nghe đại diện đơn vị tư vấn và Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng báo cáo các phương án thiết kế, cải tạo cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi vào ngày 15-3.

Kỹ sư Mai Triệu Quang, Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng EEC, thay mặt nhóm kỹ sư và kiến trúc sư tham gia thực hiện đề án đã báo cáo đề xuất phương án thiết kế và cải tạo cầu Nguyễn Văn Trỗi và nút hai đầu cầu.

Việc nâng cấp, cải tạo Nguyễn Văn Trỗi vừa phục vụ khai thác du lịch, vừa đảm bảo mỹ quan chung của các cây cầu trên sông Hàn.

Công viên hai đầu cầu là "bảo tàng lịch sử ngoài trời về Hoàng Sa"

Theo đơn vị tư vấn, việc cải tạo, nâng cấp cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ tạo không gian đường hai đầu cầu thành điểm nhấn lịch sử - văn hóa. Đây là đểm nhấn nên sự khác biệt đặc thù của thành phố Đà Nẵng bằng một bảo tàng lịch sử ngoài trời về Hoàng Sa và Trường Sa dưới dạng công viên ở hai bên đầu cầu, cùng các hình ảnh, hiện vật gắn liền với lịch sử kháng chiến của quân và dân Đà Nẵng.

Đặc biệt, công viên Hoàng Sa sẽ có phòng trưng bày hiện vật thể hiện mạch lạc bằng chứng chủ quyền lãnh thổ, thể hiện sự khát vọng hoài bão, không chỉ của riêng nhân dân thành phố Đà Nẵng mà đó còn là khát vọng của cả dân tộc.

Tạo vị trí tốt cho du khách khi đến tham quan có góc chụp tốt nhất để có được những tấm ảnh lưu niệm với hình ảnh phía sau là cây cầu mới Trần Thị Lý hiện đại (vị trí giữa sông là tốt nhất để thấy toàn cảnh cây cầu mới với trụ tháp và hệ dây văng 3 mặt phẳng không gian).

Cầu vẫn để nguyên không che, nhưng các vị trí thừa của trụ sẽ làm thêm sàn vọng cảnh cao hơn mặt cầu hiện tại khoản 50cm. Tại các vị trí này sẽ bố trí các không gian như quầy lưu niệm bán các đặc sản địa phương như mỹ nghệ đá Non Nước, gỗ Kim Bồng, trưng bày thông tin về các cầu ở Đà Nẵng, nhà vệ sinh công cộng, ghế đá, bãi để xe đạp cho thuê; tạo không gian cho các hoạt nghệ thuật như hội họa vẽ chân dung đường phố, âm nhạc đường phố, sinh hoạt văn hóa của trẻ em, người già, các lễ hội trăng rằm, điểm xem pháo hoa trên Sông Hàn...

Quan điểm thiết kế cho phép người đi bộ, người đi xe đạp và xe đẩy người tàn tật có thể lên được cầu. Phía đông cầu sẽ bố trí bãi đỗ xe ở dưới gầm cầu, còn phía tây cầu sẽ bố trí bãi đỗ xe chính phía bên công viên Bắc tượng đài, gần lối đi qua phía gầm cầu để lên cầu đi bộ.

Toàn bộ khu vực cầu và nút hai đầu cầu có thể đặt các trạm phát sóng wifi miễn phí và các chỗ ngồi cho du khách có thể vừa thư giãn, vừa có thể lướt mạng bằng labtop hoặc điện thoại di động, tạo một không gian wifi công cộng đầu tiên cho thành phố, với chi phí rất thấp.

Các phương án kích nâng cầu

Để có thể lựa chọn và đưa ra được sơ đồ hệ kích nâng nhịp cầu phục vụ thông thuyền, đơn vị tư vấn đã tiến hành công tác khảo sát và đo vẽ lại hiện trạng cầu cũ, tính toán trọng lượng nhịp cầu cần nâng và các thông số khác.

Theo kiến nghị của Sở GTVT và đơn vị tư vấn, sẽ tiến hành sử dụng kích thủy lực nâng nhịp số 9 (đoạn giữa cầu) để nâng chiều cao cây cầu (cao lên từ 2-4 mét) cho tàu thuyền du lịch dễ dàng đi qua. Đồng thời tiến hành thay toàn bộ vật liệu mặt cầu cũ bằng một thứ vật liệu mới nhẹ và gọn hơn. Ở trên cầu xây dựng hai quán cà phê (quán Đà Nẵng xưa và Đà Nẵng nay) và có bố trí các hình ảnh về thành phố Đà Nẵng để giới thiệu với du khách đến tham quan.

Để kịp phục vụ việc đưa vào sử dụng cả hai cây cầu vào ngày 29-3-2013 như dự kiến, đơn vị tư vấn kiến nghị phân thành hai giai đoạn. Giai đoạn một (kết thúc trước 29-3), tiến hành tháo bỏ các khung thép và lưới B40 quanh một số trụ cầu. Thay thế hộ lan mềm bằng hệ lan can có tính mỹ quan cao cho cầu bộ hành. Sơn lại kết cấu khung giàn thép màu vàng đặc trưng của cầu. Thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí và hệ thống phun nước (nếu được chấp thuận)... Giai đoạn hai, thực hiện sau khi thông xe cầu chính, sẽ tiến hành mở rộng phần phía cảng Sông Thu, cải tạo cầu cảng thành bến thuyền du lịch. Làm lại việc chuyển màu mặt cầu phân biệt phần đi bộ và phần đi xe đạp. Lắp đặt hệ thống kích thủy lực hoặc kích cơ khí để nâng nhịp thông thuyền và thi công hoàn chỉnh nút hai đầu cầu theo đồ án thiết kế được phê duyệt.

Phải giữ nét nguyên bản, cổ xưa

Sau khi nghe báo cáo, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh yêu cầu Sở GTVT và đơn vị tư vấn khi cải tạo cầu Nguyễn Văn Trỗi phải giữ lại được nét nguyên bản của nó, không để các chi tiết mới làm hỏng nét cổ xưa. Lựa chọn các phương án thiết kế một dầm cầu mới thay thế cho dầm cũ ở nhịp số 9 với các vật liệu càng nhẹ càng tốt. Ở hai đầu cầu có thể thiết kế hai công viên để du khách đến tham quan, du lịch. Đồng thời, phải tính tĩnh không giữa cầu Nguyễn Văn Trỗi và cầu Trần Thị Lý để nằm ngang bằng nhau.

Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng Đặng Việt Dũng cho biết, Sở vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu và hoàn thiện phương án thiết kế một cách tối ưu nhất nhưng với chi phí thấp nhất.

Nâng cấp, cải tạo cây cầu này vừa phục vụ khai thác du lịch, vừa đảm bảo mỹ quan chung của các cây cầu trên sông Hàn.

Tạo nhịp thông thuyền bằng hệ thống kích nâng thẳng đứng một nhịp, sử dụng loại kích thủy lực hoặc trục vít.

Phương án cải tạo cầu cũ hiện tại, phần thượng bộ. Cầu cũ sẽ bọc lồng khung thép và kính thưa màu đỏ.

Phương án trang trí bằng cách: phía trong mặt cầu được bọc lồng tạo dáng bằng vật liệu nhẹ. Phía trên lồng lợp kính, hai bên để thoáng.

Phương án giữ nguyên hiện trạng cũ, nhưng sẽ làm thêm sàn vọng cảnh cao hơn mặt cầu hiện tại khoản 50cm. Tại các vị trí này sẽ bố trí các không gian như quầy lưu niệm, bán các đặc sản

địa phương...

Phương án thiết kế nút giao thông phía Đông cầu.

Dự án cầu Rồng (Đà Nẵng) được lên ý tưởng từ truyền thuyết con Rồng cháu Tiên. Để có được mẫu thiết kế ấn tượng nhất, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng vào năm 2005 với sự tham gia của 7 đơn vị thiết kế (gồm 4 công ty Việt Nam, 2 công ty Nhật Bản, 1 công ty Đức và 1 công ty Mỹ). Các công ty đã trình bày 17 phương án thiết kế. Sau khi thống nhất (tháng 10/2007), TP Đà Nẵng đã lựa chọn phương án thiết kế cầu Rồng của công ty Louis Berger Group (Mỹ).

Cầu Rồng khởi công vào ngày 19/07/2009 và dự tính hoàn thành vào năm 2013. Công trình được xây dựng với hình tượng con rồng đang bay qua sông Hàn rất sống động. Cầu có tổng chiều dài 666m, trong đó cầu chính gồm 5 nhịp liên tục dài 592m và cầu dẫn giao vượt qua đường Trần Hưng Đạo dài 74m; khổ cầu rộng 37,5m được phân thành 2 hướng riêng biệt, mỗi hướng bố trí cho 3 làn xe cơ giới. Điểm đặc biệt nhất và cũng là phần rất khó khăn về công nghệ đó là hệ vòm thép được bố trí trên 3 nhịp giữa.

Cầu Rồng sau khi hoàn thành được kỳ vọng trở thành biểu tượng kiến trúc mới của Đà Nẵng, góp phần tái phân bố, chia sẻ lượng vận tải đô thị. Và nơi đây, cũng sẽ trở thành địa điểm du lịch lý tưởng của Đà Nẵng trong tương lai không xa.

Một phần của tài liệu Bài giảng lập các phương án cầu (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w