Chọn dạng và phân chia kết cấu nhịp:

Một phần của tài liệu Bài giảng lập các phương án cầu (Trang 28 - 29)

- Căn cứ vào khẩu độ nhịp chủ cần thiết đã xác định ở trên để chọn dạng KCN chính sử dụng:

+ KCN giản đơn: Cầu dầm BTCT, liên hợp thép - BTCT, dàn thép hoặc cầu vòm.

+ KCN liên tục: Cầu dầm liên tục liên hợp thép - BTCT, cầu dầm BTCT thi công theo phương pháp đúc đẩy, đúc hẫng, cầu treo dây văng hoặc dây võng, …

- Sau đó ta lựa chọn dạng KCN dẫn (nếu có) sao cho phù hợp với KCN chính: Thường sử dụng KCN dầm giản đơn có chiều dài bằng nhau đã được thiết kế định hình bằng thép hoặc BTCT.

- Căn cứ vào dạng KCN nhịp chính, KCN dẫn, vị trí hai mố và căn cứ vào đặc điểm của mặt cắt sông để tiến hành phân chia nhịp:

+ Đối với KCN giản đơn thì lựa chọn chiều dài KCN sau đó tính được số nhịp cần thiết. Thông thường ta chọn số nhịp lẻ để tránh việc đặt trụ ở vị trí giữa sông và giữa khổ thông thuyền.

+ Đối với KCN liên tục thì tùy dạng KCN sử dụng mà ta chọn sơ đồ nhịp và tỉ lệ phân chia nhịp khác nhau (thường dùng làm KCN chính).

Các chiều dài nhịp tham khảo:

Đối với các KCN cầu nhỏ hoặc cầu dẫn thì nên dùng các KCN giản đơn định hình: - Cầu BTCT thường: L=9, 12, 15, 18m.

- Cầu BTCT DƯL:

+ Cầu dầm I, T: L=21, 24, 54, 28, 30, 33m. + Cầu dầm Super T: L=38, 40m.

- Cầu dầm thép liên hợp bản BTCT: L=21, 24, 28, 30, 33m. - Cầu dầm thép ứng suất trước Prebeam L=38÷42m.

Đối với các KCN cầu trung và cầu lớn thì chiều dài nhịp phụ thuộc nhiều vào loại kết cấu và công nghệ thi công:

- Cầu dầm thép liên hợp bản BTCT: L≤90m.

- Cầu dầm BTCT DƯL thi công theo phương pháp đúc hẫng: L≤150m. - Cầu dàn thép: L≤150m.

- Cầu treo: L=150÷450m.

Một phần của tài liệu Bài giảng lập các phương án cầu (Trang 28 - 29)