Biết kết hợp nghe giảng với ghi bài, trao đổi thông tin

Một phần của tài liệu skkn tổ CHỨC VIỆC tự học môn LỊCH sử CHO học SINH lớp 12 góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tại TRƯỜNG THPT KIỆM tân (Trang 27 - 29)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

6. Các cách thức của học sinh để tổ chức việc tự học

6.4. Biết kết hợp nghe giảng với ghi bài, trao đổi thông tin

Trong quá trình học tại lớp học sinh cần chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi nhận những điều chưa rõ, mạnh dạn hỏi những gì chưa hiểu, thắc mắc những điều mà kết quả tự học của mình khác với bài dạy của thầy cô.

Tích cực tham gia các hoạt động học tập ở lớp (thảo luận nhóm), trao đổi bài học bài làm, chia sẻ kiến thức với bạn bè qua đó khắc sâu kiến thức lịch sử hơn. Hoạt động này giúp người học có thể hình thành và phát triển kĩ năng trình bày, đồng thời giúp cho người học chủ động tự tin trong giao tiếp, trong các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử. Hiện nay, các nguồn thông tin vô cùng phong phú như: Sách báo, tư liêu trên internet…. Vì thế học sinh dễ dàng tiếp cận và có điều kiện học tập. Vì thế, trong quá trình tham gia học tập tại lớp cùng với việc lắng nghe thấy cô giáo giảng học sinh đã có thể đặt câu hỏi với giáo viên, chứng tỏ học sinh có sự hứng thú và muốn tìm hiểu về lịch sử.

Ví dụ: Bài 20(tiết 30,31): Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc( 1953-1954). Học sinh đã đặt những câu hỏi như sau:

- Vì sao Điện Biên Phủ được thực dân Pháp và Mĩ coi là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?

Để tăng tính tìm tòi, học hỏi của học sinh giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi gợi mở như: Điện Biên Phủ thuộc tỉnh nào? Có vị trí địa lý như thế nào? Điện Biên Phủ được Na va xây dựng như thế nào? Sau khi học sinh đã đưa ra được các phương án trả trả gióa viên là người đóng vai trò kết luận.

- Cô có thể kể cho chúng em nghe về nhân vật lịch sử: Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót được không ạ?

Riêng với câu hỏi này trong bài giáo viên chỉ nêu tên hai nhât vật nên học sinh đã đặt câu hỏi muốn tìm hiểu kĩ hơn giáo viên có thể kể tóm tắt như sau:

- Tô Vĩnh Diện Anh sinh năm 1924, quê ở thôn Dược Khê, xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Do gia đình nghèo, cuộc sống khó khăn, từ năm 8 tuổi, anh đã phải đi ở, lớn lên làm tá điền cho nhà địa chủ ở làng bên.

Khi Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương năm 1946, anh tham gia và dần trở thành chỉ huy dân quân ở địa phương. Năm 1949 xung phong vào bộ đội. Để chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trên đường đơn vị hành quân hơn 1000km tới vị trí tập kết tham gia chiến dịch anh luôn là người gương mẫu trong mọi công việc. Tuy nhiên trận đánh đã không diễn ra như dự kiến. Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp quyết định đổi phương án tác chiến từ "Đánh nhanh thắng nhanh" sang "Đánh chắc tiến chắc". Các đơn vị pháo nhận được mệnh lệnh phối hợp với các đơn vị bộ binh kéo pháo trở ra. Đơn vị của Tô Vĩnh Diện được lệnh kéo pháo ra điểm tập để ăn tết Giáp Ngọ và chờ lệnh mới.

Năm 1954, đơn vị ông trên đường kéo pháo ra, đến một con dốc cao và hẹp ở gần. Bất ngờ quân Pháp bắn pháo từ Mường Thanh lên. Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời bị đứt. Lực giữ pháo yếu đi và khẩu pháo lăn qua chèn. Anh hô anh em” thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh lập tức bỏ càng pháo phía trong, chuyển sang càng pháo phía ngoài, cố gắng đẩy hướng càng pháo đâm vào vách núi. Tuy cản được pháo lăn xuống vực, nhưng anh cũng bị bánh xe của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương. Giây cuối cùng khi được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, anh vẫn còn hỏi "Pháo có việc gì không" trước khi chết. - Phan Đình Giót sinh ở Hà Tĩnh trong một gia đình rất nghèo. Bố ông bị chết vì đói. Ông phải đi ở từ năm 13 tuổi. Sau Cách mạng tháng Tám, Phan Đình Giót tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950, Phan Đình Giót xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.

Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam.

Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều. Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả bộc phá nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, Phan Đình Giót vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt này, Phan Đình Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều.

Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức (khi đã bị thương, mất máu) nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to:

Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập tắt, quân Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Phan Đình Giót (1922- 1954) là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Do thời gian trên lớp bị khống chế vì thế giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu để nắm rõ hơn bài học.

Một phần của tài liệu skkn tổ CHỨC VIỆC tự học môn LỊCH sử CHO học SINH lớp 12 góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tại TRƯỜNG THPT KIỆM tân (Trang 27 - 29)