Màng CVK thu được khi nuôi cấy trong môi trường nước vo gạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng giải phóng thuốc berberin của màng cellulose vi khuẩn lên men từ môi trường nước vo gạo (Trang 29 - 30)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.1.Màng CVK thu được khi nuôi cấy trong môi trường nước vo gạo

Vi khuẩn A. xylinum khi cho vào môi trƣờng sẽ sử dụng chất dinh dƣỡng trong môi trƣờng để tổng hợp nên cellulose. Màng cellulose dày lên dần và ngƣng lại tại một thời điểm nhất định, khi môi trƣờng hết chất dinh dƣỡng. Độ dày của màng sẽ tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy. Thực hiện: môi trƣờng dùng để lên men tạo màng CVK đƣợc cho vào các bình nuôi cấy, sau một thời gian màng CVK bắt đầu đƣợc hình thành (hình 3.1). Sau 5 ngày ta thu đƣợc màng có độ dày 0.3cm (hình a) và sau 8 ngày thu đƣợc màng có độ dày 0.7cm (hình b).

(a) (b)

Hình 3.1. Màng CVK đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng cao nấm men (a): Màng CVK sau ngày nuôi cấy thứ 5

(b): Màng CVK sau ngày nuôi cấy thứ 8

Nhận xét: Màng CVK tạo thành có màu trắng ngà, dễ tách ra khỏi môi trƣờng nuôi cấy, nhiều nƣớc, có thể chất dẻo dai. Độ dày môi trƣờng và thời gian lên men khác nhau có thể thu đƣợc màng CVK có độ dày mỏng khác nhau.

22

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy có thể rút ngắn thời gian làm bằng cách sau:

- Sau khi thu màng CVK thì ta sử dụng luôn phần dịch còn lại nhƣ dịch giống để tiếp tục làm màng.

- Tiếp tục tạo màng bằng phƣơng pháp lên men tĩnh.

- Nhƣ vậy, sau khoảng 5 - 8 ngày thì ta sẽ thu đƣợc màng CVK thô.

3.1.2. Tinh chế màng CVK

Tinh chế màng CVK để loại bỏ các tạp chất trong môi trƣờng nuôi cấy, đông thời phá hủy và trung hòa độc tố của vi khuẩn, giúp màng có thể hấp thụ đƣợc lƣợng thuốc tối đa. Màng CVK sau khi tách ra từ môi trƣờng nuôi cấy đƣợc rửa với nƣớc rồi ngâm vào dung dịch NaOH 3%, sau 48 giờ ngâm dung dịch có màu nâu, màng CVK đƣợc lấy ra rửa với nƣớc sau đó ngâm HCl, sau 48 giờ lấy màng ra rửa với nƣớc, thu đƣợc màng CVK tinh chế có màu trắng sáng nhƣ trong hình 3.2.

Hình 3.2. Màng CVK tinh chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng giải phóng thuốc berberin của màng cellulose vi khuẩn lên men từ môi trường nước vo gạo (Trang 29 - 30)