TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG 3-2 1/

Một phần của tài liệu sot co giat continium (Trang 26 - 27)

Bé gái 7 tháng khám chuyên khoa 2 tuần sau xuất viện. Trước đó trẻ nhập viện điều trị cơn co giật kéo dài. Cha mẹ không ghi nhận sốt hay bị bệnh cho đến khi cơn giật kết thúc. Co giật kéo dài 35 phút và chỉ cắt cơn khi được tiêm TM Lorazepam tại cấp cứu. Sau đó trẻ sốt 37,8°C và được chẩn đoán viêm hô hấp trên. Kết quả XN máu bình thường. Cha mẹ cho biết trẻ có những cơn SCG từ lúc 3 tháng và 5 tháng tuổi, cơn giật kéo dài 15-20 phút và tự ngưng trước khi đến cấp cứu. Trẻ được chích ngừa đầy đủ.

 Tình trạng giảm trương lực cơ chậm phát triển vận động đã được ghi nhận từ trước và được xác nhận trong lần nhập viện này.

Bàn luận: Đây là ca SCG phức tạp. Cơn co giật mới nhất là FSE-dạng nguy hiểm nhất của SCG. Trẻ có nhiều dấu hiện đáng lo ngại: Độ tuổi bắt đầu có SCG, độ dài cơn giật, nhiệt độ khi giật

thấp, 2 cơn giật trước không sốt, trẻ chậm phát triển và khám lâm sàng thần kinh không bình thường. Khả năng trẻ bị bệnh não sinh động kinh như hội chứng Dravet hay hội chứng động kinh di

truyền khác. Tư vấn và giáo dục cho gia đình có thể khó khăn khi gia đình luôn mong đợi kết quả chẩn đoán SCG lành tính.

 Cần làm thêm EEG và xét nghiệm gen để xác định chẩn đoán. Bệnh nhi có nhiều khả năng phải dùng thuốc chống co giật kéo dài.  Bệnh nhi có nhiều khả năng phải dùng thuốc chống co giật kéo dài.

 Trẻ có nhiều nguy cơ có cơn co giật kéo dài nên cần có kế hoạch điều trị cấp cứu bao gồm gọi cấp cứu ngay khi trẻ lên cơn co giật. Phác đồ điều trị và theo dõi trong thời gian dài là cần thiết.  Phác đồ điều trị và theo dõi trong thời gian dài là cần thiết.

Một phần của tài liệu sot co giat continium (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(37 trang)