Kiến thức và thực hành NCBSM của các bà mẹ

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 34)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.3.2.Kiến thức và thực hành NCBSM của các bà mẹ

3.3.2.1. Xác định các biến số thu thập (Trình bày trong phụ lục 1) 3.3.3.2 Kết quả thu được và bàn luận

Kiến thức về NCBSM của các bà mẹ

Bảng 3.3 là tổng hợp kết quả khảo sát/phỏng vấn 85 bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã Thanh Quang về những kiến thức cơ bản NCBSM.

Bảng 3.3. Kiến thức về NCBSM của các bà mẹ

Kiến thức về NCBSM Số bà mẹ biết (Có biết)

Tỷ lệ (%)

1 Biết đƣợc sữa đầu tiên là sữa non, cần cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau sinh

85 100

2 Biết đƣợc lợi ích của sữa non 53 62,4

3 Biết đƣợc lợi ích cho trẻ khi đƣợc NBSM 62 72,9 4 Biết đƣợc lợi ích cho ngƣời mẹ khi NCBSM 50 58,8 5 Biết đƣợc những hạn chế khi nuôi trẻ bằng sữa

bò, sữa công thức.

47 55,3

6 Biết đƣợc bà mẹ cần làm gì để duy trì nguồn sữa 65 76,5 7 Biết đƣợc thời gian trong vòng 6 tháng tuổi cho

trẻ bú mẹ hoàn toàn

72 84,7

8 Biết đƣợc nên cho bé bú mẹ đến 24 tháng tuổi 60/85 70,6

Các kết quả điều tra cho thấy kiến thức NCBSM của bà mẹ ở Thanh Quang khá tốt, đặc biệt là những kiến thức cơ bản (cần cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau sinh; bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi) tỷ lệ các bà mẹ biết đều đạt trên 70% trở lên, thấp hơn không đáng kể so với kết quả khảo sát tại Hà Nội năm 2011 [2].

Có 8 nội dung đƣợc đƣa ra khảo sát, kết quả cho thấy tỷ lệ các bà mẹ trả lời đúng 2/3 số nội dung trở lên khá cao. Chúng tôi cho rằng kết quả này có ảnh hƣởng rất tích cực từ tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe ngƣời dân của xã Thanh Quang những năm gần đây cũng nhƣ những ảnh hƣởng của truyền thông đại chúng.

Nhận thức về NCBSM của các bà mẹ

Nhận thức (niềm tin) của các bà mẹ về NCBSM đƣợc đo lƣờng bằng 9 nội dung, xác nhận xem các bà mẹ có nhận thức đúng vai trò của NCBSM; các bà mẹ có niềm tin không vào NCBSM hay không.

Nhận thức đối với mỗi vấn đề rất quan trọng, bởi vì từ nhận thức đúng, tin tƣởng mới dẫn đến thực hành đúng. Bảng 3.4. Nhận thức về NCBSM của các bà mẹ Nhận thức về NCBSM Bà mẹ đồng ý Tỷ lệ (%)

1 Đồng ý sữa mẹ là tốt nhất, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ

72 84,7

2 Đồng ý NCBSM là biện pháp tốt nhất bảo vệ sức khỏe cho mẹ và trẻ

72 84,7

3 Đồng ý cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh càng sớm càng tốt để trẻ bú đƣợc sữa non

85 100

4 Không đồng ý cho trẻ uống nƣớc sau mỗi lần bú mẹ vì sữa mẹ đã đủ nƣớc

52 61,2

5 Đồng ý cho trẻ bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu của cả ngày và đêm

74 87,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Đồng ý cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

50 58,8

7 Không đồng ý cho ăn thêm sữa ngoài vài ngày trong khi chờ đợi mẹ lên sữa

51 60,0

8 Đồng ý cần vắt sữa cho trẻ uống khi mẹ đi vắng hoặc trẻ bệnh không bú đƣợc

55 64,7

9 Đồng ý khi trẻ bệnh, kể cả bệnh tiêu chảy cần cho trẻ bú nhiều hơn

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Có 100% bà mẹ tin rằng cần cho trẻ bú sớm sau sinh để trẻ nhận đƣợc sữa non, có chứa yếu tố đề kháng.

- Tỷ lệ các bà mẹ tin rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ; NCBSM là biện pháp tốt nhất bảo vệ sức khỏe cho mẹ và trẻ khá cao (xấp xỉ 85%). Tuy vậy, khi phỏng vấn chúng tôi thấy vẫn còn một số bà mẹ cho rằng có thể nuôi trẻ bằng sữa ngoài, đặc biệt là đối với bà mẹ có sữa “loãng”, sữa “oi”.

- Tỷ lệ các bà mẹ đồng ý cho trẻ bú khi trẻ có nhu cầu, không đặt ra cữ bú đạt tới 87,1%. Đây đƣợc xem là sự cải thiện đáng kể. Trƣớc kia rất nhiều bà mẹ khi nuôi con nhỏ cố gắng luyện cho trẻ bú theo các cữ trong ngày để trẻ chơi ngoan, ngủ ngoan.

- Có 40% bà mẹ vẫn cho rằng khi sữa mẹ còn ít - sữa mẹ chƣa “về” thì trong vài ngày đầu bà mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa ngoài, nƣớc cháo để tránh trẻ bị đói.

- Tỷ lệ bà mẹ không đồng ý cho trẻ uống nƣớc sau mỗi lần bú mẹ chỉ chiếm 61,2%; một số bà mẹ tin rằng sau khi trẻ bú nên cho trẻ uống một vài thìa nƣớc để tráng miệng. Thêm một số bà mẹ khác cho rằng trong vòng 6 tháng tuổi trẻ có thể ăn thêm nƣớc quả, ăn sữa ngoài... dẫn đến tỷ lệ bà mẹ đồng ý cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mới đạt 58,8%.

- Đánh giá chung: Phần lớn các bà mẹ có nhận thức đúng, có niềm tin đúng về NCBSM.

Thực hành NCBSM của các bà mẹ

Khảo sát/phỏng vấn các bà mẹ về thực hành NCBSM dựa trên những nội dung cơ bản nhất. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.5a. Thực hành NCBSM của các bà mẹ

Thực hành NCBSM Bà mẹ Có

làm

Tỷ lệ (%)

1 Cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu sau sinh 60 70,6 2 Không cho trẻ uống thêm nƣớc sau mỗi lần bú 46 54,1 3 Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày và đêm 35 41,2 4 Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 31 36,5

5 Cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi 25 29,4

6 Dinh dƣỡng tốt hơn trong thời gian NCBSM 65 76,5

Bảng 3.5b. Đánh giá thực hành NCBSM của các bà mẹ Xếp loại theo điểm đạt đƣợc Bà mẹ đạt Tỷ lệ (%)

1 Tốt (6 điểm) 16 18,8

2 Khá (4-5 điểm) 18 21,2

3 Trung bình (2- 3 điểm) 35 41,2

4 Kém (<2 điểm) 16 18,8

- Tỷ lệ thực hành cho trẻ bú sớm sau sinh của các bà mẹ đạt 70,6%. So với tỷ lệ 100% bà mẹ đồng ý cho trẻ bú sớm sau khi sinh thì có tới 1/3 bà mẹ tin là đúng lại không thực hành đúng. Lí do chủ yếu là: bà mẹ sinh mổ phải cách li con; bà mẹ không có sữa trong những giờ đầu; bà mẹ mệt mỏi, đau vết khâu sau sinh nên không cho trẻ bú sớm. Tuy nhiên nếu so sánh với kết quả khảo sát năm 2014 ở Hà Nội là 37,9%; ở Phú Thọ là 49,6% [7] thì kết quả này có sự cải thiện đáng kể. Chúng tôi cho rằng các bà mẹ trẻ tiếp cận thông tin tốt hơn và truyền thông trong mấy năm gần đây hiệu quả hơn.

- Trong số các bà mẹ cho trẻ uống thêm nƣớc sau mỗi lần bú không chỉ có các bà mẹ không tin vào khuyến cáo chuyên môn mà còn có những bà mẹ tin nhƣng không thực hành đúng, lí do thƣờng liên quan đến việc ngƣời thân không đồng ý - chủ yếu là mẹ chồng, mẹ đẻ của bà mẹ nuôi con nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến khi trẻ 6 tháng tuổi (180 ngày) là nội dung gặp nhiều khó khăn nhất, mới có 36,6% bà mẹ thực hành tốt, tuy vậy vẫn cao hơn kết quả khảo sát năm 2014 tại Hà Nội là 28,4% và tại Phú Thọ là 27,8% [7] và cao hơn đáng kể so với kết quả 17% trong điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ Việt Nam năm 2011 [8].

- Các bà mẹ đều chú ý ăn uống tốt hơn trong thời gian NCBSM, tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện thực hiện, một phần vì lí do kinh tế nhƣng chủ yếu là các bà mẹ đi làm cả ngày dẫn đến không có điều kiện chăm sóc ăn uống cho bản thân. Điều này ảnh hƣởng không tốt đến trẻ.

- Chỉ có 29,4% trẻ tiếp tục đƣợc bú mẹ đến 24 tháng tuổi. (Kết quả khi nghiên cứu tại 11 tỉnh thành năm 2011 là 19,4%.[1]). Số còn lại chủ yếu cai sữa lúc 18 tháng tuổi, một số cai sữa sớm hơn nữa. Lí do khá đa dạng nhƣng hầu hết do bà mẹ đi làm, đi buôn bán cả ngày, ăn uống thất thƣờng, số lần trẻ đƣợc bú mẹ trong ngày giảm nhanh nên sữa tạo ra ít, chất lƣợng không cao, không có thời gian để cho con bú, trẻ đƣợc ông bà chăm sóc theo quan niệm cai sữa mẹ cho trẻ chịu ăn.

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi của các bà mẹ nuôi con nhỏ tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 34)