Biện pháp đa dạng các phương pháp tổ chức

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội (Trang 42 - 49)

8. Cấu trúc khóa luận

2.4.5. Biện pháp đa dạng các phương pháp tổ chức

2.4.5.1. Mục tiêu

Các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non chính là hệ thống tác động qua lại của nhà sư phạm với trẻ để tổ chức hoạt động nhận thức thẩm mĩ và hoạt động thực tiễn cho trẻ nhằm bồi dưỡng ở trẻ các năng lực tạo hình, giúp trẻ nắm được những hiểu biết cũng như các kĩ năng, kĩ xảo tạo hình, hình thành và phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo.

2.4.5.2. Nội dung

Các biện pháp tổ chức tạo hình chính là những chi tiết, là thành phần tạo nên phương pháp.

Dựa vào bản chất hoạt động tạo hình của trẻ em, vào mục đích, nhiệm vụ giáo dục và phát triển của hoạt động, vào đặc điểm nhận thức, xúc cảm – tình cảm và khả năng hoạt động của trẻ mầm non, ngày nay người ta phân loại các nhóm phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ như sau:

Nhóm 1: Nhóm phương pháp thông tin- tiếp nhận

Là nhóm phương pháp có vai trò cung cấp cho trẻ những ấn tượng, những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, khoa học kĩ thuật,… về các phương

37

thức hoạt động (các kĩ năng tạo hình), đồng thời hình thành ở trẻ xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ.

Nhóm 2: Nhóm phương pháp thực hành- ôn luyện

Là nhóm phương pháp tổ chức hoạt động tạo ra các sản phẩm tạo hình, giúp trẻ bồi dưỡng các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, các kinh nghiệm biểu cảm.

Nhóm 3: Nhóm phương pháp tìm tòi- sáng tạo

Là nhóm phương pháp tổ chức hoạt động tìm kiếm, khám phá, bồi dưỡng cho trẻ các kinh nghiệm hoạt động sáng tạo.

Nhóm 4: Nhóm các biện pháp mang tính vui chơi (các biện pháp trò chơi)

Là các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình có sử dụng yếu tố chơi. Đây là biện pháp phù hợp với lứa tuổi mầm non- lứa tuổi mà hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo.

Kết quả của các quá trình giáo dục và dạy học phụ thuộc phần lớn vào các phương pháp, các biện pháp được sử dụng để giúp trẻ nắm được những nội dung giáo dục nhất định và bồi dưỡng cho trẻ những tri thức, các kĩ năng, kĩ xảo, đồng thời phát triển ở trẻ năng lực hoạt động. Sự phối hợp linh hoạt, đa dạng các phương pháp tổ chức của giáo viên sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cho trẻ.

Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu về thực trạng tổ chức hoạt động nặn chúng ta thấy được thực trạng về các hình thức và các phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức hoạt động nặn cho trẻ. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao việc tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội.

38

KẾT LUẬN

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ là vô cùng quan trọng. Cùng với xu thế hội nhập, bên cạnh việc cung cấp, làm giàu vốn hiểu biết của trẻ thông qua các hoạt động khác nhau ở trường mầm non, giáo viên cần quan tâm hơn tới việc rèn luyện, phát triển các kĩ năng, kĩ xảo cho trẻ trong đó có kĩ năng nặn cho trẻ.

Qua quá trình nghiên cứu về việc “Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội.” Tôi thấy việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động nặn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn. Vì nó tạo hứng thú, giúp trẻ tìm kiếm, khám phá, tích lũy vốn biểu tượng, ấn tượng, kinh nghiệm và kĩ năng cho trẻ. Trẻ thể hiện một cách tích cực và tự giác để tìm hiểu về cuộc sống, về thế giới xung quanh. Ngoài ra, nó còn bồi dưỡng tri giác thẩm mỹ, khả năng phát hiện các sự việc hiện tượng xung quanh, những nét đẹp độc đáo, đặc trưng và biết thể hiện nét đẹp đó bằng phương tiện, vật liệu khác nhau. Tập cho trẻ biết nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm nặn của bạn, của mình. Hình thành khả năng độc lập tổ chức hoạt động, hợp tác trong các hoạt động tập thể. Để bồi dưỡng khả năng thể hiện nét đặc thù đối tượng giúp cho trẻ tập tìm hiểu các đối tượng cần nặn và tập cho trẻ khám phá, hiểu được các màu sắc và cách nặn sao cho thích hợp nhất.

KHUYẾN NGHỊ

Cần có các buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường Mầm non Văn Khê

– Mê Linh – Hà Nội để giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ, đặc biệt trong việc tìm ra các hình thức mới để tổ chức hoạt động nặn của trẻ đạt kết quả cao.

39

Giáo viên trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội cần thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động nặn cho trẻ. Để từ đó không ngừng học hỏi và nâng cao, tìm ra các biện pháp tối ưu để tạo hứng thú và phát huy tối đa tính năng động, sáng tạo cho trẻ.

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Lăng Bình, Phan Việt Hoa, Tạo hình và phương pháp hướng dẫn

hoạt động tạo hình. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm nghiên cứu đào tạo

giáo viên, Tập 1 & 2, Hà Nội, 1996.

2. Ưng Thị Châu, Nguyễn Lăng Bình, Lê Đức Hiền, Tạo hình và phương

pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ, NXB Giáo dục, 1999.

3. Nguyễn Thị Hòa , Chương trình giáo dục mầm non, NXB SPHN (2009). 4. Nguyễn Quốc Toản (Đại học Huế trung tâm đào tạo từ xa)(2006) – Phương

pháp hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục năm 2006.

5. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi mầm non, NXB Đại học sư phạm Hà Nội – 1993.

6. Lê Thanh Thủy, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Đại học sư phạm – 2006.

7. Kopxacobakaia E. A, Dạy nặn trong trường mẫu giáo, Bản dịch của Tạ Ngọc Thanh, NXB Giáo dục, 1985.

8. Vưgôtxki L. X, Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1985.

9. Xakulina N. P, Phương pháp dạy hoạt động tạo hình và chắp ghép trong

trường mẫu giáo, Bản dịch của Lê Thanh Thủy và Đỗ Minh Liên, Trường Đại

PHỤ LỤC

Hình 1: Hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)