Tiến hành khảo sát

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội (Trang 32 - 37)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.3. Tiến hành khảo sát

Để tìm hiểu về việc tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Văn Khê, chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra và kết hợp phương pháp trò chuyện, quan sát quá trình tổ chức hoạt động nặn trong trường mầm non Văn Khê.

Đối tượng điều tra: Giáo viên trường mầm non Văn Khê Địa điểm: Trường Mầm non Văn Khê

Tổng số phiếu phát ra: 45 phiếu Tổng số phiếu thu về: 45 phiếu

*Khảo sát qua phiếu hỏi

Nội dung phiếu hỏi

Câu 1: Trong các tiết học nặn, theo các cô thì phương pháp nào được sử dụng có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và đem lại sự hứng thú cho trẻ mẫu giáo lớn?

a. Nhóm Phương pháp thông tin - tiếp nhận

b. Nhóm phương pháp thực hành – ôn luyện

c. Phương pháp tìm tòi sáng tạo

d. Các biện pháp vui chơi

Kết quả thu được như sau:

Bảng 1: Thực trạng sử dụng các phương pháp trong tổ chức hoạt động nặn

Phương pháp Số lượng %

Nhóm phương pháp

thông tin – tiếp nhận 9 16%

Nhóm phương pháp

thực hành – ôn luyện 20 48%

Nhóm phương pháp

tìm tòi – sáng tạo 14 32%

27

Theo bảng điều trên cho thấy, việc tổ chức hoạt động nặn cho trẻ đã được quan tâm, chú ý nhưng việc sử dụng các phương pháp tổ chức của các giáo viên là khác nhau trong tổ chức hoạt động nặn cho trẻ. Có 9 phiếu chiếm 16% chọn phương pháp tìm tòi – sáng tạo, là phương pháp tổ chức tìm kiếm, khám phá, bồi dưỡng các kinh nghiệm trong hoạt động sáng tạo; 48% chọn phương pháp thông tin – tiếp nhận để cung cấp cho trẻ những ấn tượng sơ đẳng về tự nhiên, khoa học, xã hội… về các phương thức hoạt động (các kĩ năng nặn) đồng thời hình thành ở trẻ những xúc cảm và tình cảm thẩm mĩ. Đây là phương pháp tạo điều kiện phát triển ở trẻ tri giác thẩm mĩ, giúp trẻ hiểu biết về nội dung miêu tả và phương thức của hoạt động nặn…; còn 32% lựa chọn phương pháp thực hành ôn luyện để tổ chức hoạt động nặn để tạo ra sản phẩm, giúp trẻ bồi dưỡng các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, các kinh nghiệm biểu cảm và 4% lựa chọn phương pháp các biện pháp vui chơi. Đây là biện pháp phù hợp với lứa tuổi mầm non. Như vậy, hầu hết các giáo viên trường Mầm non Văn Khê đã biết sử dụng các phương pháp để tổ chức hoạt động nặn cho trẻ điều này cho thấy rằng đa số các giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các phương pháp trong tổ chức hoạt động nặn để nâng cao hiệu quả của hoạt động nặn và đem lại sự hứng thú cho trẻ.

Câu 2: Trong các hình thức tổ chức hoạt động nặn dưới đây hình thức nào thường được sử dụng?

a. Hoạt động ở lớp

b. Hoạt động ngoài trời

c. Hoạt động theo nhóm

d. Hoạt động theo cá nhân

28

f. Tổ chức dưới dạng cuộc thi

g. Hoạt động vui chơi

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2: Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức trong hoạt động nặn

Hình thức

a b c d e f G

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

6 13% 10 22% 15 33% 5 11% 2 5% 5 11% 2 5%

Có đến 33% giáo viên sử dụng hình thức tổ chức hoạt động theo cá nhân. Hình thức tổ chức này thường được các cô sử dụng thường xuyên, trẻ tự khám phá và đưa ra ý tưởng của riêng mình, tạo cho trẻ khả năng độc lập và sáng tạo riêng, trẻ nặn những gì trẻ đã được trải nghiệm, thế giới xung quanh sẽ được trẻ tái hiện lại trong những tác phẩm của trẻ. Có 22% giáo viên sử dụng hình thức tổ chức ngoài trời giúp trẻ thay đổi không khí học tập, tạo cảm xúc mới lạ, gây hứng thú cho trẻ, củng cố bổ sung làm phong phú kiến thức, góp phần giáo dục, hình thành thế giới quan cho trẻ, dạy học ngoài trời là hình thức hiệu quả để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Qua việc tìm hiểu thế giới bên ngoài trẻ được tiếp xúc với cái đẹp nhiều hơn, tạo cảm xúc mới lạ cho trẻ… 13% cho hình thức tổ chức trong lớp học là hình thức nhằm cung cấp, củng cố kiến thức và kĩ năng nặn, nếu chỉ sử dụng hình thức này, thì trẻ chỉ tiếp thu được những kiến thức một cách khuôn mẫu, trẻ làm bài lặp đi lặp lại sẽ chán, không phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ. Nếu có thể kết hợp hai hình thức tổ chức trong lớp học và ngoài trời thì đây là một phương án tối ưu và hiệu quả đối với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động nặn. Vì vậy, việc kết hợp các hình thức này sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm cho việc giáo dục thẩm mĩ đạt hiệu quả cao. Hình thức tổ chức này sẽ gây được sự chú ý, hào hứng và sáng tạo ở trẻ. Có 11% giáo viên sử dụng hình thức tổ chức

29

theo nhóm, đây là một hình thức rất hay, rèn cho trẻ khả năng hoạt động nhóm, biết phân công, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau hoàn thành tác phẩm chung, cùng đưa ra ý kiến và tô điểm thêm cho tác phẩm của mình thêm nổi bật và hoàn thiện. Hình thức tổ chức dưới dạng lễ hội và hoạt động vui chơi được các giáo viên sử dụng rất ít chỉ có 4%, do điều kiện tổ chức và không gian bó hẹp nên việc tổ chức hai hình thức hoạt động này còn khó khăn và hạn chế. 11% sự lựa chọn cho hình thức tổ chức cuộc thi, đây là một hình thức khá sáng tạo và chiếm được “cảm tình” đối với trẻ, phát triển được khả năng tìm tòi, sáng tạo cũng như tìm kiếm được những tài năng nghệ thuật trẻ. Tuy nhiên, hình thức này lại được các giáo viên sử dụng ít. Điều này cho thấy, việc sử dụng các hình thức dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, chưa phát huy được ý nghĩa của nó.

Vì vậy, qua bảng kết quả trên có thể thấy đa số giáo viên của trường Mầm non Văn Khê đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng các hình thức tổ chức trong hoạt động nặn, để giúp trẻ lĩnh hội cái đẹp trong cuộc sống, trong thiên nhiên hơn. Từ đó, nâng cao hiệu quả giáo dục thông qua hoạt động nặn. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa phát huy được việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động một cách đa dạng và thường xuyên thay đổi, mà chỉ lựa chọn một hình thức giảng dạy cho trẻ. Đó là mặt hạn chế của các giáo viên mầm non Văn Khê.

Câu 3: Làm thế nào để khuyến khích các hoạt động sáng tạo, kích thích trẻ tham gia vào hoạt động nặn.

a. Cần giúp trẻ tích lũy, làm giàu vốn hiểu biết, vốn biểu tượng phong phú

và xúc cảm, tình cảm về các sự vật, hiện tượng xung quanh.

b. Cần tổ chức các hoạt động thực tiễn tạo ra sản phẩm nặn.

c. Cần gợi ý, dẫn dắt trẻ tìm kiếm, khám phá đưa ra sản phẩm nặn với những đường nét mới lạ, những suy nghĩ của riêng mình.

30

d. Cần tổ chức và tạo mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động nặn với các

hoạt động nghệ thuật khác như: Âm nhạc, thơ, văn học, sân khấu.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 3: Thực trạng việc khuyến khích các hoạt động sáng tạo của trẻ

Phương án

a b c D

SL % SL % SL % SL %

17 38% 10 22% 19 42% 4 8%

Từ kết quả điều tra trên, có 42% giáo viên lựa chọn phương án: cần gợi ý, dẫn dắt trẻ tìm hiểu khám phá đưa ra sản phẩm nặn với những hình khối mới lạ, những suy nghĩ riêng mình, 38% giáo viên lựa chọn phương án: cần giúp trẻ tích lũy, làm giàu vốn hiểu biết, vốn biểu tượng phong phú và xúc cảm tình cảm về các sự vật hiện tượng xung quanh. Điều này cho thấy, đa số các giáo viên đều đã khuyến khích các hoạt động sáng tạo của trẻ để kích thích quá trình hình thành ý định nặn. Tuy nhiên, các giáo viên chưa biết vận dụng hết ý nghĩa của các hoạt động khác như: chỉ có 22% giáo viên lựa chọn phương án: cần tổ chức hoạt động thực tiễn tạo ra sản phẩm nặn. Đây là quá trình mà trẻ được trải nghiệm lại những cảm xúc, ấn tượng “làm sống lại” các biểu tượng, hình ảnh mà chúng nhớ được, chúng tưởng tượng ra. Chính trong quá trình này ý định vẽ sẽ được trẻ nhận thức, bổ sung làm cho phong phú, hấp dẫn hơn. Hoạt động sáng tạo này rất phù hợp với trẻ gây hứng thú và ấn tượng khi tham gia hoạt động nặn… nhưng các giáo viên lại sử dụng ít; 8% giáo viên lựa chọn phương án cần tổ chức và tạo mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động nặn với các hoạt động nghệ thuật khác như: âm nhạc, thơ, sân khấu… Mối liên hệ này đặc biệt cần thiết để phát triển tính sáng tạo nghệ thuật của trẻ, đồng thời giúp trẻ hình thành những biểu tượng hình tượng đậm nét, phát triển óc tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật. Các đề tài của các tác

31

phẩm văn học, âm nhạc, các hình thức nghệ thuật… cần được trẻ tìm kiếm, lựa chọn và thể hiện vào sản phẩm nặn… với những ý tưởng rất khác nhau bằng những hình khối khác nhau. Một hoạt động rất cần thiết để kích thích hoạt động sáng tạo của trẻ nhưng các giáo viên lại sử dụng rất ít. Qua kết quả điều tra trên, cho thấy rằng việc sử dụng và vận dụng các hoạt động sáng tạo của trẻ còn có nhiều hạn chế, các giáo viên chưa sáng tạo cho trẻ khi giảng dạy các tiết học nặn. Khi được dự giờ một số các tiết học tạo hình của các giáo viên trường Mầm non Văn Khê chúng tôi thấy các giáo viên giảng dạy các tiết học đó theo một khuôn mẫu có sẵn, trẻ dễ nhàm chán. Bên cạnh đó, có nhiều trẻ rất có năng khiếu và rất sáng tạo trong hoạt động nặn.

Tóm lại, để phát triển tính độc lập, sáng tạo cần giúp trẻ chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ tạo hình đặc biệt là hoạt động nặn được đặt ra và định hướng cho hoạt động tưởng tượng của trẻ.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nặn cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)