MỘT SỐ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THUỘC DÒNG HỌ CIVIL LAW 1 Hệ thống pháp luật Pháp

Một phần của tài liệu giáo trình luật so sánh (Trang 31 - 36)

5.1. Hệ thống pháp luật Pháp

- Bối cảnh lịch sử

Pháp là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật thành văn rất phát triển, có trình độ hệ thống hóa và pháp điển hóa cao và có ảnh hưởng đối với hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ IV.

Cũng như dòng họ civil nói chung, hệ thống pháp luật Pháp có thể được chia thành ba giai đoạn phát triển. trước thế kỷ XIII là giai đoạn pháp luật tập quán. Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XVIII là giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triển sự ảnh hưởng của luật Pháp sang quốc gia khác. Ngoài đặc điểm trên đây, có thể chị ra một đặc điểm khác của pháp luật Pháp là có sự khác nhau rõ rệt giữa hai vùng lãnh thổ miền Bắc và miền Nam nước Pháp.

Theo Hiến pháp năm 1958, nước Pháp ngày nay là nhà nước đơn nhất, đa nguyên chính trị, có chính thể cộng hòa lưỡng tính, tổng thống do nhân dân bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm.

- Bộ luật dân sự Naponeon

Sau cách mạng dân chủ 1789, chính quyền mới mong muốn xây dựng bộ luật dân sự nhưng ý định đó đã không biến thành hiện thực. Quốc hội lập hiến cũng như quốc hội lập phán đó có dự kiến ban hành bộ luật chung về luật dân sự để áp dụng cho toàn thể Vương quốc nhưng cả hai dự án đều không thành.

Khi Naponeon trở thành hoàng đế nước Pháp, ý tưởng xây dựng bộ luật dân sự đã điều kiện chin muồi để trở thành hiện thực. Với ý chí chính trị mạnh mẽ, Naponeon đã biến những ước mơ về bộ luật dân sự của mình từ những ngày trong tù ngục được thành lập với 4 thành viên, 4 luật gia nối tiếng lúc bấy giờ. Dự thảo luật được soạn thảo trong hai năm và được trình lên Tòa tư pháp tối cao với các nội dung cơ bản của dự luật. Cuối cùng, Bộ luật dân sự đã được công bố bởi Đạo luật ngày 21 tháng 3 năm 1804. Bộ luật này đã thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự phong kiến.

Bộ luật dân sự Naponeon bao gồm 2283 điều, chia thành Thiên mở đầu và 3 quyền. Các quyền chia làm các thiên, các thiên chia thành các chương, các chương chia làm các phần và các phần chia thành các điều.

Thiên mở đầu từ điều 1 đến điều 6. Thiên này được gọi là công bố luật, hiệu lực của luật và áp dụng luật.

Văn bản luật và văn bản hành chính trong trường hợp văn bản hành chính được đăng trên công báo của Cộng hòa Pháp, có liệu lực kể từ ngày công bố văn bản luật, văn bản hành chính không quy định ngày phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, đối với những điều khoản mà việc thi hành đòi hỏi phải có phải có quy định hướng dẫn thì thời điểm có hiệu lực được lùi lại đến ngày quy định hướng dẫn thi hành đó có hiệu lực. Trong trường hợp khẩn cấp, căn bản luật hoặc văn bản hành chính sẽ có hiệu lực pháp luật ngay từ thời điểm công bố của Hoàng đế đối với văn bản luật theo quy định của Chính phủ đối với văn bản hành chính.

Đặc điểm cơ bản của Bộ luật dân sự Naponeon

- Đây là bộ luật phản ánh những tư tưởng của cách mạng mạng dân chủ tư sản Pháp bảo vệ các quyền và tự do cá nhân.

- Bộ luật được xây dựng trên nguyên tắc phi tôn giáo

Đây là nguyên tắc được thể hiện rõ trong các quy định về hôn nhân và gia định. Thể thức cử hành lễ kết hôn, không gắn với nhà thờ mà cử hành công khai trước viên chức hộ tịch của xã, nơi một trong hai vợ chồng thường trú hoặc cư trú vào thời điểm công khai.

- Tính ổn định, khả năng tồn tại và có hiệu lực lâu dài của Bộ luật. - Bộ luật dân sự Pháp đánh dấu sự phát triển của kỹ thuật lập pháp. Hệ thống tòa án Pháp

Hệ thống tòa án Pháp được chia thành ba hệ thống là: Tòa án tư pháp, tòa án hành chính và tòa án hiến pháp

- Tòa án tư pháp

Tòa dân sự thông thường gồm có các cấp xét xử

Tòa sơ thẩm quyền hẹp, tòa này thay thế cho các tòa hòa giải tồn tại trước năm 1958. Các tòa này có thẩm quyền xét xử các vụ dân sự nhỏ, có giá trị tranh chấp cho đến 30.000 fr, sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ án có giá trị từ 13 fr trở xuống.

Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng là cấp xét xử cơ bản của hệ thống tòa án Pháp. Mỗi tỉnh có từ 1 dến 3 tòa. Toàn bộ nước pháp có 181 tòa. Tòa án này xét xử theo nguyên tắc tập thể, mỗi phiên tòa đều thẩm phán chuyên nghiệp. Quyết định của tòa án này có thể thể bị kháng nghị, kháng cáo lên tòa án phúc thẩm.

Tòa án phúc thẩm được thành lập ở các thành phố lớn và các khu vực lãnh thổ. Toàn thể nước Pháp có 3 tòa phúc thẩm. Tòa án này có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các vụ án do các tòa cấp dưới xét xử bị kháng nghị, kháng cáo và xét xử sơ thẩm các bản án phức tạp. Các vụ án xét xử phúc thẩm gồm 5 thẩm phán, các vụ án xét xử sơ thẩm gồm 3 thẩm phán và 9 hội thẩm. Quyết định của tòa án phúc thẩm có thể bị khàng nghị, kháng cáo lên Tòa phá án.

- Tòa dân sự đặc biệt

Bên cạnh các tòa dân sự thông thường còn có các tòa án khác như tòa thương mại, tòa lao động, tòa xét xử hợp đồng nông nghiệp.

- Tòa hình sự thông thường

Tòa hình sự thông thường ở Pháp được tổ chức phù hợp với việc phân loại tội phạm trong Bộ luật hình sự Pháp. Mỗi loại tội phạm được xét xử ở một loại tòa khác nhau.

+ Tòa vi cảnh + Tòa tiểu hình + Tòa đại hình

- Tòa hình sự đặc biệt gồm:

+ Tòa án dành cho các vị thành niên + Tòa án quân sự

+ Tòa án an ninh quốc gia - Tòa phá án

Tòa phá an là tòa án tư pháp tối cao nước cộng hòa Pháp. Tòa này còn được gọi là Tòa phá án vì nó thường hủy bỏ các bản án của tòa cấp dưới nhưng không thay thế các bản án đó bằng bản án của mình mà gửi vụ án xuống một tòa khác cùng cấp tòa đã xét xử để xét xử lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tòa phá án có 6 tòa chuyên trách gồm 3 tòa dân sự, 1 tòa thương mại, tài chính, 1 tòa hình sự, 1 tòa về các vấn đề xã hội. Về nhân sự, Tòa phá án có 1 chánh án, 6 chánh tòa, 84 thẩm phán, 37 cố vấn, 1 viện trưởng công tố, 1 viện phó công tố, 19 công tố viên cao cấp, 2 công tố viên ủy quyền.

- Tòa hành chính

+ Tòa hành chính thẩm quyền chung

Bao gồm tòa hành chính sơ thẩm và tòa hành chính phúc thẩm và tham chính viện.

+ Các tòa hành chính thẩm quyền chuyên biệt

Nước cộng hòa Pháp có các tòa án hành chính chuyên biệt sau: Tòa kiểm toán, tòa kỉ luật, ngân sách và tài chính, Ủy ban trung ương về giải quyết khiếu kiện của người tị nạn thành lập năm 1988.

- Tòa hiến pháp

Tòa hiến pháp được coi là Hội đồng bảo hiến. Hội đồng bảo hiến được thành lập theo Hiến pháp 1958. Chức năng hội đồng bảo hiến là kiểm soát tính hợp hiến của luật, tuy nhiên Hội đồng chỉ xem xét vụ việt khi có đơn đề nghị của Tổng thống, thủ tướng, chủ thịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ Viện, 60 thượng nghị sĩ hoặc 60 hạ sĩ.

5.2. Hệ thống pháp luật Đức

Bộ luật dân sự Đức 1896

Bộ luật dân sự Đức được ban hành năm 1896 và có hiệu lực năm 1900. Khác vơi Bộ luật dân sự Naponeon do các luật gia thực tiễn xây dựng nên. Bộ luật dân sự

Đức năm 1896 do các nhà biên tập đều là giáo sư đại học nên còn có tên gọi là “Bộ luật giáo sư”. Bộ luật này có 2.400 đoạn, sắp xếp thành 5 quyển.

Quyển 1 – Phần chung; Quyển 2 – Luật nghĩa vụ; Quyển 3 – Luật sở hữu tài sản; Quyển 4 - Luật gia đình; Quyển 5 – Luật thừa kế

So sánh câu trúc Bộ luật Đức và Bộ luật Naponeon thì ta thấy Bộ luật Đức có cấu trúc hiện đại hơn, có phần chung và các phần riêng trong đó phần chung giải quyết các vấn đề lí luận cơ bản làm tiền đề cho các phần sau và tránh được sự trùng lặp không cần thiết.

- Hệ thống tòa án Đức + Tòa án hiến pháp

Tòa án hiến pháp Đức là cơ quan xét xử sơ thẩm và chung thẩm các vụ kháng cáo, kháng nghị liên quan đến tính hợp hiến của các đạo luật, xung đột về thẩm quyền giữa các bang và giữa các bang với liên bang.

+ Hệ thống tòa án tư pháp

Tòa án tư pháp có thẩm quyền thấp nhất (AG) ở Đức giải quyết các khiếu kiện nhỏ như tranh chấp giữa chủ nhà và người thuê nhà, các vi phạm hình sự nhỏ.

Tòa án cao hơn (LG) là tòa xét xử sơ thẩm phần lớn các vụ án hình sự và tranh chấp dân sự ở Đức, đồng thời xét xử phúc thẩm các bản án do cấp thấp nhất xét xử nhưng bị kháng nghị, kháng cáo.

Tòa án cấp cao nhất xem xét thủ tục mà tòa án đã xét xử có đúng các quy định của pháp luật hay không, chứ không xem xét các tình tiết sự việc, các chứng cứ của vụ án và không tự mình xét xử lại vụ án mà chuyển giao cho tòa phúc thẩm.

Ngoài hệ thống tòa án tư pháp và tòa hiến pháp ở Đức còn có hệ thống tòa án hành chính, tòa bản hiểm xã hội, tòa lao động, tòa thuế. Chỉ có tòa thuế có hai cấp còn lại đều có ba cấp: sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm.

Câu hỏi:

1. Phân tích các đặc điểm cơ bản của dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa.

2. Trình bày sự tương đồng và khác biệt giữa luật công và luật tư ở các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law.

3. Trình bày cấu trúc hệ thống Tòa án của nước Pháp 4. Trình bày cấu trúc hệ thống Tòa án của nước Đức

Một phần của tài liệu giáo trình luật so sánh (Trang 31 - 36)