7. Cấu trúc khóa luận
2.2.4. Phân nhóm chơi linh hoạt
Giáo viên trên cơ sở nắm đƣợc các hình thức dạy học, từ đó vận dụng một cách linh hoạt các hình thức này vào quá trình tổ chức TCHT nhằm hình thành biểu tƣợng hình dạng.
Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần lƣu ý một số điểm sau:
- Việc phân nhóm chơi cần phải đảm bảo tính tự do, tự nguyện, không bị áp đặt, trẻ đƣợc tự do lựa chọn và tham gia vào những TCHT theo hứng thú và nhu cầu cảu bản thân trẻ.
- Giáo viên nắm vững từng ƣu điểm và hạn chế của từng hình thức tổ chức để có sự vận dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức TCHT hình thành biểu tƣợng hình dạng.
* Nội dung:
TCHT hình thành biểu tƣợng hình dạng có thể đƣợc tổ chức với nhiều ý nghĩa khác nhau nhƣ hình thành biểu tƣợng mới hay củng cố, rèn luyện những biểu tƣợng đã có. Do vậy mà TCHT nếu đƣợc tổ chức đa dạng phong phú dƣới nhiều hình thức khác nhau (cá nhân, nhóm, cả lớp) sẽ luôn tạo ra sự mới mẻ với trẻ, từ đó làm tăng sự hấp dẫn của TCHT đối với trẻ.
- Hình thức cá nhân: trong tổ chức TCHT, hình thức cá nhân đƣợc sử
dụng khi cần trẻ thực hiện các động tác mới, thao tác lại một cách chính xác hóa các kiến thức (hành động chơi hay luật chơi) mà trẻ vừa lĩnh hội.
Hình thức tổ chức cá nhân có những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Khi hƣớng dẫn một các nhân trẻ chơi thì sẽ đảm bảo tích lũy những kinh nghiệm cho trẻ, phát triển tính độc lập, tích cực cho trẻ. Trong hình thức này, sự giao lƣu giữa cô và trẻ đem lại cho trẻ những cảm xúc tích cực. Hơn nữa, khi tổ chức hƣớng dẫn một cá nhân trẻ giáo viên dễ dàng nhận ra “vùng phát triển gần nhất” của trẻ, từ đó giáo viên có sự lựa chọn nội dung và phƣơng pháp một cách phù hợp nhất. Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của hình thức cá nhân là không thực sự phù hợp với điều kiện số lƣợng các trẻ trong lớp đông, hơn nữa hình thức này hạn chế khả năng hợp tác giữa các trẻ cùng độ tuổi, làm giảm tính thi đua trong quá trình dạy học.
- Hình thức tổ chức theo nhóm, tập thể: là hình thức đƣợc sử dụng phổ
biến nhất. Với hình thức này, giữa các trẻ trong nhóm lớp có sự học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, làm tăng tính thi đua trong quá trình nhận thức. Đây cũng là điểm kích thích trẻ tích cực hoạt động. Ở một góc độ khác, hình thức này còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của hình thức này là giáo viên khó có thể thực hiện đƣợc các nguyên tắc giáo dục cá biệt, khó nắm đƣợc đặc điểm tâm, sinh lý cá biệt của từng trẻ nhƣ: mức độ hoạt động, năng lực nhận biết, thái độ đối với hoạt động… cho nên việc hƣớng dẫn trẻ chơi thƣờng theo mức độ phát triển chung của trẻ trong cả lớp.
* Cách tiến hành:
Việc phân nhóm chơi linh hoạt trƣớc hết giáo viên xác định đặc thù của TCHT đã đƣợc chọn phù hợp với hình thức tổ chức nào. Có những trò chơi giáo viên cần phối hợp nhiều hình thức tổ chức cho trẻ chơi: cá nhân, theo nhóm, cả lớp. Những sự thay đổi một cách linh hoạt hình thức tổ chức trò chơi sẽ tạo ra sự hấp dẫn, tăng hứng thú, tính tích cực, độc lập cho trẻ.
Ví dụ: Với trò chơi “Chiếc túi kì diệu”, lần 1 giáo viên có thể tổ chức cho từng cá nhân chơi bằng cách gọi từng trẻ lên tìm những đồ vật theo những dấu hiệu mà giáo viên yêu cầu về hình dạng; lần 2 giáo viên cho chơi theo nhóm cùng tìm những đồ vật theo yêu cầu theo nhóm nào tìm đúng, tìm nhanh. Chính điều này sẽ tạo ra sự hứng thú cho trẻ do tính chất thi đua của cuộc chơi. Lần 3 giáo viên cho cả lớp cùng chơi với mỗi trẻ một túi nhỏ để tất cả các trẻ đều đƣợc luyện tập.
Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên khuyến khích và trợ giúp trẻ chơi một cách hợp lý. Để làm đƣợc điều này giáo viên cần xác định rõ vai trò của bản thân trong từng hình thức tổ chức, ở hình thức nào thì cô hƣớng dẫn trực tiếp (là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn, đánh giá trẻ chơi), hay gián tiếp (thông qua vai chơi của mình). Trong quá trình đó cô có thể tạo điều kiện, cơ hội để trẻ phát huy tính độc lập, sáng tạo, vận dụng những kiến thức đã có vào hoàn cảnh cụ thể.
Mặt khác khi phân nhóm chơi cô cần chú ý, nếu nhiệm vụ có mức độ khó dễ nhƣ nhau thì các nhóm có thể phân đều cho cả trẻ giỏi và kém, nhanh
và chậm. Nhƣng nếu nhiệm vụ có mức độ khó dễ khác nhau thì việc phân nhóm có thể theo khả năng của trẻ nhƣ: nhiệm vụ khó giao cho nhóm có những trẻ khá, giỏi còn nhóm gồm những trẻ yếu kém thì nhiệm vụ chơi cần đơn giản hơn để phù hợp với khả năng của trẻ.
2.3. Một số trò chơi hình thành biểu tượng hình dạng Trò chơi 1: Thăm nhà bạn Gấu
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt đƣợc các hình vuông, tam giác, chữ nhật.
- Hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
- Phát huy tính chủ động, độc lập của trẻ trong quá trình chơi.
2. Chuẩn bị:
- Các tấm bìa có các hình hình học: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật… và một số gấu bông.
- Một vài bức tranh vẽ đƣờng dẫn đến các địa điểm khác nhau. Trên mỗi con đƣờng có đặt những trạm gác là các chữ số tƣơng ứng với số cạnh của các hình.
3. Luật chơi:
- Trẻ phải chọn đƣợc hình phù hợp với chữ số ở các trạm gác trên đƣờng thì mới đến nhà bác Gấu.
Trò chơi 2: Tặng quà cho bạn
1. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết, phân biệt đƣợc một số hình hình học quen thuộc, nghe và sử dụng đƣợc các từ chỉ hình hình học.
- Hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, khái quát, tổng hợp.
2. Chuẩn bị:
- Một số khăn tay, mỗi khăn có dán một hình hình học ở góc.
- Một số đồ vật có hình dạng tƣơng ứng với hình ở khăn dùng làm quà, giáo viên xếp những hình này trên bàn ở một góc lớp.
3. Luật chơi:
Luật chơi: Trẻ phải tặng quà cho bạn có hình dạng giống với hình trên khăn của trẻ.
- Giáo viên chia lớp thành hai nhóm trẻ có số lƣợng tƣơng đƣơng với số khăn và quà mà cô đã chuẩn bị.
*Lần 1: Tạo hoàn cảnh chơi.
GV hƣớng dẫn trẻ cách chơi, GV phát cho nhóm thứ nhất mỗi trẻ một chiếc khăn tay và dặn: “Lát nữa sẽ có các bạn đến tặng quà cho các con, các con sẽ nhận đƣợc món quà có các hình dạng giống nhƣ hình trên khăn của các con. Vậy các con xem kĩ trên khăn của mình có hình gì nhé!”
GV hƣớng dẫn các trẻ ở nhóm thứ 2 tới góc lớp có một số đồ vật đƣợc chuẩn bị trƣớc. Mỗi trẻ sẽ đƣợc chọn một đồ vật tùy ý làm quà tặng. Các trẻ sẽ nói cho cả lớp biết mình muốn tặng quà cho ai. Ví dụ: “Tôi có quả bóng, tôi muốn tặng quà cho bạn nào có hình tròn trên khăn tay”. GV cũng cần chú ý hƣớng dẫn trẻ nói lời cảm ơn bạn khi nhận quà.
*Lần 2: Nâng cao nhiệm vụ chơi.
Cách chơi tƣơng tự nhƣ lần 1. GV cho trẻ đổi nhóm chơi và các hình trên khăn tay đƣợc thay bằng các khối. Còn ngƣời tặng quà có các hộp quà ở ngoài dán các chữ số tƣơng ứng với số mặt của các khối: khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật…
Trò chơi 1: Nghệ nhân khéo tay
1. Mục đích, yêu cầu:
- Hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
- Phát triển các kĩ năng khéo léo của đôi bàn tay.
2. Chuẩn bị:
- Các khuôn nhựa hoặc nhôm (khuôn tròn, khuôn ngôi sao, khuôn bán nguyệt), các bức tranh có chứa các hình giống với khuôn mà cô chuẩn bị.
- Đất sét các màu, bảng nặn, giẻ lau, khay đựng. - Thẻ số.
3. Luật chơi:
GV chia lớp thành 4 đội, mỗi đội đƣợc phát một bức tranh và một thẻ số khác nhau.
Nhiệm vụ của từng đội là tìm khuôn và đóng sản phẩm bằng đất sét sao cho giống với hình dạng của hình bên trong mà mỗi đội đƣợc phát, số lƣợng tranh sẽ tƣơng ứng với số trên thẻ số. Đội nào làm đúng và nhanh nhất sẽ là đội giành chiến thắng.
Sau khi nhận xét GV cho trẻ đem sản phẩm ra phơi khô.
Trò chơi 4: Tìm người nhà
1. Mục đích, yêu cầu:
- Phát triển các giác quan và củng cố khả năng so sánh các hình học phẳng.
- Hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
- Rèn khả năng định hƣớng âm thanh cho trẻ.
2. Chuẩn bị:
- Các hình tròn, hình tam giác
3. Tiến hành:
- GV chia trẻ thành 2 nhóm theo dấu hiệu: hình tròn, tam giác.
- GV gọi một trẻ lên, hỏi xem trẻ có hình gì và quan sát xem mình phải tìm đến nhóm nào là “ngƣời nhà” của mình. Sau đó, GV bịt mắt trẻ lại rồi cho trẻ đi tìm đúng hình cùng loại với hình của mình. GV yêu cầu trẻ ở nhóm “ngƣời nhà” vỗ tay hoặc nói: “Chúng tôi đây” để trẻ bị bịt mắt định hƣớng đƣợc. Khi đến nơi, trẻ bị bịt mắt phải sờ tay vào các hình mà một trẻ đã cho để xem có đúng là “ngƣời nhà” của mình không. Khi nào nói đúng thì trẻ mới đƣợc bỏ khăn bịt mắt ra. Trò chơi tiếp tục tƣơng tự với các nhóm khác, chỉ cần đổi vị trí đứng và đổi các hình cho nhau.
Trò chơi 5: Miếng ghép hoàn hảo
1. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố và rèn luyện biểu tƣợng về các hình hình học: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn.
- Hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
2. Chuẩn bị:
- Các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn với các kích cỡ, màu sắc khác nhau.
3. Luật chơi:
- GV phát cho mỗi trẻ một rổ đồ dùng chứa các hình vuông, tam giác hình chữ nhật, hình tròn.
- Nhiệm vụ của trẻ là lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô. “Cô có một hình tam giác trên bảng hãy tìm một hình trong rổ của các con để ghép với hình này thành hình vuông”; “Hãy tìm một hình trong rổ của các con để ghép với hình vuông này thành hình chữ nhật”
Trò chơi 6: Tìm thợ xây giỏi
- Phát triển các giác quan và củng cố khả năng so sánh các hình học phẳng.
- Củng cố và rèn luyện biểu tƣợng về các hình hình học: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
2. Chuẩn bị:
- Các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, với các kích cỡ, màu sắc khác nhau.
- Cup mô phỏng làm từ bìa giấy.
3. Luật chơi:
GV chia lớp thành hai đội, mỗi đội đƣợc phát một rổ đồ dùng chứa các hình vuông, tam giác hình chữ nhật. Mỗi đội sẽ là một nhóm thợ xây đi xây nhà theo yêu cầu của GV.
Trẻ: “Chúng tôi là thợ xây Xây rất nhanh và giỏi Bác xây gì? Xây gì?”
*Lần 1: GV: “Tôi muốn hai ngôi nhà một to một nhỏ và có hình dạng giống nhau”
*Lần 2: GV: “Tôi muốn ba ngôi nhà, nhƣng một ngôi có khác với những ngôi con lại”
*Lần 3: GV: “Tôi muốn ba ngôi nhà giống nhau nhƣng có chiều cao giảm dần”
Đội nào xây đƣợc nhiều nhà đẹp nhất sẽ đƣợc trao cup thợ xây giỏi.
Trò chơi 7: Chơi golf
1. Mục đích, yêu cầu:
- Hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
- Luyện nhận biết các chữ số từ 1 đến 10.
2. Chuẩn bị:
- 5 đến 10 khối cầu (quả bóng nhỏ) làm bóng golf.
- Tạo các “lỗ golf” có miệng là hình vuông, hình chữ nhật. - Gậy đánh golf.
3. Tiến hành:
Trẻ sẽ để quả bóng ở vị trí cách lỗ golf 50cm và dùng gậy đánh sao cho quả bóng đi vào lỗ, nếu quả bóng rơi vào “lỗ golf” miệng là hình gì thì đƣợc thƣởng một khối có mặt là hình đó.
Ví dụ: trẻ đánh vào “lỗ golf” hình vuông thì đƣợc thƣởng khối vuông. (trẻ tự ra nhận quà)
Nếu trẻ đánh bóng không rơi trúng vào lỗ golf thì không đƣợc nhận quà.
Trò chơi 8: Tôi cần
1. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố và rèn luyện biểu tƣợng về các hình khối: khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ.
- Hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
- Phát triển tính tích cực nhận thức, chủ động, sáng tạo của trẻ.
2. Chuẩn bị:
- Các hộp bánh, kẹo, đồ vật có dạng khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ.
- Thẻ số. - Giỏ đựng đồ.
3. Luật chơi:
*Lần 1: GV chơi cùng cả lớp. - GV: “tôi cần tôi cần” - Trẻ: “cần gì cần gì?”
- GV: “Tôi cần 2 đồ vật có hình dạng giống khối trụ”. “Tôi cần 3 đồ vật có hình dạng giống khối chữ nhật”
Trẻ cần lấy đúng đồ vật có hình dạng nhƣ cô yêu cầu, nếu lấy sai thì mất lƣợt chơi.
*Lần 2: Hai đội chơi với nhau, GV làm trọng tài. GV chia lớp thành 2 đội.
- Đội 1: “Tôi cần tôi cần” - Đội 2 “Cần gì cần gì?”
- Đội 1: “Tôi cần 2 đồ vật có hình dạng giống khối vuông”. - Đội 2: “...”
GV sẽ quan sát và đánh giá hai đội chơi, đội nào lấy đƣợc nhiều đồ vật đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
Trò chơi 9: Tinh mắt, nhanh tay
1. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố và rèn luyện biểu tƣợng về các hình khối đã đƣợc học (khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu)
- Rèn khả năng phân loại các khối theo đặc điểm giống và khác nhau. - Hình thành và phát triển các thao tác tƣ duy nhƣ so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp.
2. Chuẩn bị:
- Các khối hình với kích cỡ, màu sắc khác nhau - Hai rổ, một rổ màu xanh, một rổ màu đỏ.
GV chia lớp thành 2 đội, đội xanh dùng rổ xanh, đội đỏ dùng rổ đỏ, và các khối hình khác nhau.
Hai đội sẽ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô, đội nào thực hiện đúng và nhanh hơn thì đội đó giành đƣợc một lá cờ. Đến cuối cùng đội nào giành đƣợc nhiều lá cờ nhất sẽ là đội chiến thắng.
GV: “Hãy tìm hai khối có thể lăn đƣợc”
“ Hãy tìm 3 khối có các mặt đều là hình vuông” “…”
Kết luận chƣơng 2
Từ việc định hƣớng của chƣơng 1, chúng tôi xác định các nguyên tắc để xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả hình thành biểu tƣợng hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TCHT, cụ thể nhƣ sau:
- Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non và mục đích hình thành biểu tƣợng hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi.
- Phù hợp với đặc điểm nhận thức và mức độ phát triển những biểu tƣợng hình dạng của trẻ 5-6 tuổi.