0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Xây dựng ngân hàng trò chơi học tập

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP ( (Trang 28 -28 )

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.1. Xây dựng ngân hàng trò chơi học tập

Xây dựng ngân hàng trò chơi học tập hình thành biểu tƣợng hình dạng bằng các con đƣờng sƣu tầm, lựa chọn hay tự thiết kế mới nhằm mục đích làm phong phú hơn ngân hàng trò chơi học tập. Giúp giáo viên có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn và sử dụng trò chơi học tập phù hợp với nội dung cho trẻ làm quen với toán nhằm phát huy khả năng của trẻ.

Các trò chơi học tập trong ngân hàng trò chơi học tập hình thành biểu tƣợng hình dạng cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Trò chơi phải phù hợp với mức độ nắm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của trẻ 5-6 tuổi. Nội dung học tập của trẻ phải định hƣớng lên vùng phát triển gần nhất của trẻ, không quá khó và phải có yếu tố mới mẻ với trẻ.

- Các trò chơi học tập phải hƣớng cho trẻ đƣợc luyện tập trí tuệ thực sự và tạo ra nhiều cơ hội để trẻ đƣợc vận dụng kiến thức kĩ năng vào các hoạt động khác nhau.

- Trò chơi học tập phải hấp dẫn và kết hợp đƣợc hai yếu tố nhận thức và hài hƣớc, vui nhộn để kích thích hứng thú, tích cực, linh hoạt và sáng tạo khi chơi.

- Cơ sở vật chất để tiến hành trò chơi nhƣ diện tích phòng học, đồ dùng đồ chơi, băng đĩa nhạc… phải phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng, từng trƣờng.

* Cách tiến hành:

Để giáo viên có thể nắm vững và vận dụng đƣợc biện pháp này thì cần phải thực hiện một số vấn đề sau:

- Giáo viên cần đọc các tài liệu liên quan đến trò chơi học tập hình thành biểu tƣợng hình dạng cho trẻ nhƣ: chƣơng trình hƣớng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi (cả chƣơng trình cải cách và chƣơng trình đổi mới các hình thức dạy học), các sách tham khảo về trò chơi hình thành biểu tƣợng toán học nói chung và trò chơi học tập hình thành biểu tƣợng hình dạng nói riêng.

- Tập huấn cho giáo viên về các yêu cầu khi sƣu tầm, lựa chọn hay thiết kế trò chơi mới:

+ Trò chơi phải đảm bảo đúng cấu trúc của một trò chơi học tập gồm 3 thành phần cơ bản: nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động chơi.

+ Trò chơi phải phù hợp với nội dung chƣơng trình dạy trẻ làm quen với Toán.

+ Trò chơi học tập phải phù hợp với yêu cầu nhận thức, sự phát triển tâm, sinh lý và mục đích hình thành biểu tƣợng toán học sơ đẳng của trẻ 5-6 tuổi.

- Phân chia trò chơi học tập thành các nhóm theo nội dung dạy học: + Trò chơi học tập sử dụng trong nội dung ôn tập cho trẻ phân biệt các hình học phẳng.

+ Trò chơi học tập sử dụng trong nội dung dạy trẻ so sánh các khối. + Trò chơi học tập sử dụng trong nội dung dạy trẻ nhận biết, so sánh hình dạng của các vật xung quanh trẻ với các hình, khối đã biết.

2.2.2. Lập kế hoạch tổ chức trò chơi học tập hình thành biểu tượng hình dạng

Trong một hoạt động chung có mục đích học tập thì trò chơi học tập là một phần trong quá trình tổ chức, dù mục đích của trò chơi đó là hình thành biểu tƣợng mới hay củng cố, rèn luyện những biểu tƣợng đã có. Tuy nhiên trò chơi học tập vẫn có thể tổ chức ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện.

Nhƣng dù tổ chức trò chơi học tập với mục đích gì? Ở đâu? Trong hoàn cảnh nào?... thì cũng cần lập kế hoạch tổ chức trò chơi một cách hệ thống, bài bản.

Kế hoạch tổ chức trò chơi học tập hình thành biểu tƣợng hình dạng chính là sự lựa chọn, sắp xếp các biện pháp sƣ phạm và trình tự hoạt động của giáo viên và trẻ trong một khoảng thời gian nhất định nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ. Khi lập kế hoạch tổ chức trò chơi học tập giáo viên cần chú ý một số điểm sau:

- Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung chủ điểm. Ví dụ chủ điểm “Phƣơng tiện giao thông” có thể lựa chọn trò chơi “Thuyền về đúng bến”; chủ điểm “Gia đình” có thể lựa chọn trò chơi “Tìm nhà”… Tuy nhiên yêu cầu này không nhất thiết phải thực hiện một cách cứng nhắc mà cái quan trọng là trò chơi học tập đó phải phù hợp với nội dung gíao dục mà giáo viên cần cung cấp cho trẻ.

- Xác định mục đích của trò chơi học tập đó là hình thành biểu tƣợng mới hay củng cố, rèn luyện những biểu tƣợng đã có.

- Nắm đƣợc cấu trúc của trò chơi học tập bao gồm: nhiệm vụ chơi, luật chơi, hành động chơi, trên cơ sở đó phức tạp dần nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động chơi theo mục đích dạy học và khả năng của trẻ nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ.

- Nắm đƣợc trình tự tổ chức trò chơi học tập gồm 3 bƣớc: hƣớng dẫn trò chơi, theo dõi quá trình chơi, nhận xét đánh giá sau khi chơi.

- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phù hợp với điều kiện cơ sở trƣờng, lớp. Tiến hành lập kế hoạch tổ chức trò chơi học tập hình thành biểu tƣợng hình dạng cụ thể nhƣ sau:

- Xác định mục đích, yêu cầu trò chơi học tập cần dựa vào: nội dung kiến thức, kĩ năng cần cung cấp cho trẻ qua trò chơi và đặc điểm nhận thức của trẻ.

- Lựa chọn trò chơi học tập. Mỗi trò chơi học tập đƣợc lựa chọn cần tạo điều kiện để luyện tập, phát triển sự hiểu biết và trí tuệ của trẻ. Nhiệm vụ nhận thức trong trò chơi học tập đòi hỏi ở trẻ sự nỗ lực suy nghĩ, vƣợt khó khăn và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào giải quyết những nhiệm vụ chơi. Mặt khác mỗi trò chơi học tập đƣợc lựa chọn cũng cần phải phù hợp với nội dung giáo dục.

- Lựa chọn hình thức chơi. Tùy thuộc vào nội dung chơi và đặc điểm nhận thức của trẻ mà giáo viên cần có sự lựa chọn hình thức chơi theo cá nhân, nhóm hay cả lớp; trong hoạt động chung hay ngoài hoạt động chung, linh hoạt, phù hợp với mục đích, yêu cầu đã đặt ra. Đồng thời phù hợp với nhu cầu và sự hứng thú của trẻ.

- Lựa chọn các phƣơng pháp, biện pháp hƣớng dẫn. Tùy thuộc vào mục đích của trò chơi là hình thành biểu tƣợng mới hay ôn luyện, củng cố những biểu tƣợng đã có và đặc điểm nhận thức của trẻ mà giáo viên có sự lựa chọn phƣơng pháp, biện pháp hƣớng dẫn cho phù hợp. Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực nhận thức, giáo viên cũng cần tăng dần độ khó của nhiệm vụ nhận thức cho trẻ. Ví dụ cũng là trò chơi “Tìm nhà” ở lần chơi thứ nhất, nhiệm vụ chơi là: con hãy tìm nhà có hình giống với hình con cầm trên tay. Đến lần chơi thứ hai, nhiệm vụ chơi đƣợc nâng cao hơn: con hãy nắm tay một bạn khác để tìm nhà sao cho hình trên tay của con và hình trên tay của bạn ghép lại giống với hình gắn trên nhà.

- Dự tính các phƣơng tiện cần thiết nhƣ địa điểm chơi, đồ dùng, đồ chơi, thời gian chơi…dựa vào các yếu tố: nội dung chơi, điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của lớp, của trƣờng.

2.2.3. Tăng cường sử dụng các tình huống có vấn đề trong quá trình tổ chức trò chơi học tập hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi

Mục đích của biện pháp tăng cƣờng sử dụng các biện pháp có vấn đề trong trò chơi học tập nhằm tăng sự hấp dẫn của hoạt động nhận thức đối với trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tìm kiếm để vận dụng những cái đã biết vào điều kiện, hoàn cảnh mới nâng cao tính tích cực nhận thức cho trẻ.

Các tình huống có vấn đề (THCVĐ) định hƣớng cho trẻ biết cách tìm phƣơng thức giải quyết nhiệm vụ nhận thức và tự kiểm tra, đánh giá kết quả của mình và của các bạn. Khi vận dụng biện pháp này cần chú ý:

- Giáo viên là ngƣời chủ động tạo ra các THCVĐ, trong đó giáo viên đóng vai trò là “quân sƣ”, “ngƣời cố vấn” của trẻ trong quá trình tìm kiếm phƣơng án giải quyết vấn đề bằng những lời mách nƣớc, gợi ý hoặc bằng các câu hỏi định hƣớng gợi ý cho trẻ suy nghĩ, so sánh… giúp trẻ nhanh chóng tìm ra cách giải quyết nhiệm vụ đƣợc giao nhằm đảm bảo vai trò chủ thể của trẻ.

- THCVĐ phải có tính hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích trẻ tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh.

- THCVĐ phải phù hợp với đặc điểm nhận thức về hình dạng của trẻ 5- 6 tuổi.

* Nội dung:

Bản chất của biện pháp này là tổ chức hoạt động tìm kiếm cho trẻ mẫu giáo, cuốn hút trẻ vào hoạt động khám phá thế giới xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ chủ động lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới, hình thành năng lực sáng tạo, độc lập, tích cực trong trò chơi học tập hình thành biểu tƣợng hình dạng.

Mặt khác, việc giáo viên tạo ra các tình huống mới đồng nghĩa với việc đòi hỏi trẻ phải giải quyết nhiệm vụ bằng phƣơng thức mới. Để thực

hiện đƣợc việc này thì trẻ phải có sự vận dụng những kiến thức đã có để phân tích những kiến thức đã cho, tự tìm ra phƣơng thức hoạt động. Chính sự mới mẻ của phƣơng thức hoạt động này làm tăng sự hấp dẫn của trò chơi, kích thích trẻ tìm tòi, xem xét đối tƣợng nghiên cứu. Từ đó, tăng cƣờng khả năng hình thành biểu tƣợng hình dạng của trẻ.

Quá trình giáo viên sử dụng các THCVĐ đƣợc thể hiện ở qua bảng 1:

Bảng 1: Nhiệm vụ của giáo viên và trẻ trong quá trình sử dụng THCVĐ

Giáo viên Trẻ

Mức độ 1

- Đặt ra vấn đề.

- Nêu cách giải quyết vấn đề. - Đánh giá kết quả giải quyết

vấn đề của trẻ

- Thực hiện theo sự hƣớng dẫn của giáo viên

Mức độ 2

- Nêu ra vấn đề.

- Gợi ý cách giải quyết vấn đề.

- Giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ, gợi ý từ giáo viên khi cần.

- Giáo viên và trẻ cùng đánh giá kết quả hoạt động

Mức độ 3

- Cung cấp thông tin để tạo THCVĐ.

- Phát hiện vấn đề.

- Tự đề xuất cách giải quyết.

- Giáo viên và trẻ cùng đánh giá kết quả hoạt động

Mức độ 4

- Giáo viên chỉ có ý kiến bổ sung, trợ giúp trẻ khi cần thiết.

- Tự phát hiện vấn đề. - Tự nêu cách giải quyết. - Tự thực hiện.

- Tự đánh giá hoạt động.

Để sử dụng biện pháp này, giáo viên phải thực hiện các bƣớc sau:

Bước 1: Đặt vấn đề (đưa ra nhiệm vụ nhận thức)

- Tạo ra THCVĐ ngay khi lập kế hoạch tổ chức trò chơi học tập hoặc có thể kinh hoạt đề ra ngay trong khi tổ chức trò chơi học tập cho trẻ. - Phát hiện và nhận dạng vấn đề giải quyết, tùy thuộc vào nội dung hoạt

động và đặc điểm nhận thức của trẻ mà cô có thể là ngƣời đƣa ra vấn đề hoặc gợi ý trẻ đƣa ra vấn đề.

Bước 2: Giải quyết vấn đề đặt ra.

- Đề xuất cách giải quyết vấn đề. - Lập cách giải quyết vấn đề.

- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề.

Bước 3: Đánh giá kết quả giải quyết vấn đề.

- Tùy thuộc vào mức độ nhận thức và kết quả giải quyết vấn đề của trẻ mà giáo viên xác định mình là ngƣời đánh giá hoạt động của trẻ hoặc gợi ý để trẻ tự đƣa ra ý kiến đánh giá.

- Ở đây, giáo viên cần xác định đƣợc đặc điểm nhận thức của trẻ để đƣa ra cách giải quyết vấn đề hay chỉ đóng vai trò là ngƣời gợi ý, còn trẻ tự tìm ra cách giải quyết vấn đề.

2.2.4. Phân nhóm chơi linh hoạt

Giáo viên trên cơ sở nắm đƣợc các hình thức dạy học, từ đó vận dụng một cách linh hoạt các hình thức này vào quá trình tổ chức TCHT nhằm hình thành biểu tƣợng hình dạng.

Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần lƣu ý một số điểm sau:

- Việc phân nhóm chơi cần phải đảm bảo tính tự do, tự nguyện, không bị áp đặt, trẻ đƣợc tự do lựa chọn và tham gia vào những TCHT theo hứng thú và nhu cầu cảu bản thân trẻ.

- Giáo viên nắm vững từng ƣu điểm và hạn chế của từng hình thức tổ chức để có sự vận dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức TCHT hình thành biểu tƣợng hình dạng.

* Nội dung:

TCHT hình thành biểu tƣợng hình dạng có thể đƣợc tổ chức với nhiều ý nghĩa khác nhau nhƣ hình thành biểu tƣợng mới hay củng cố, rèn luyện những biểu tƣợng đã có. Do vậy mà TCHT nếu đƣợc tổ chức đa dạng phong phú dƣới nhiều hình thức khác nhau (cá nhân, nhóm, cả lớp) sẽ luôn tạo ra sự mới mẻ với trẻ, từ đó làm tăng sự hấp dẫn của TCHT đối với trẻ.

- Hình thức cá nhân: trong tổ chức TCHT, hình thức cá nhân đƣợc sử

dụng khi cần trẻ thực hiện các động tác mới, thao tác lại một cách chính xác hóa các kiến thức (hành động chơi hay luật chơi) mà trẻ vừa lĩnh hội.

Hình thức tổ chức cá nhân có những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Khi hƣớng dẫn một các nhân trẻ chơi thì sẽ đảm bảo tích lũy những kinh nghiệm cho trẻ, phát triển tính độc lập, tích cực cho trẻ. Trong hình thức này, sự giao lƣu giữa cô và trẻ đem lại cho trẻ những cảm xúc tích cực. Hơn nữa, khi tổ chức hƣớng dẫn một cá nhân trẻ giáo viên dễ dàng nhận ra “vùng phát triển gần nhất” của trẻ, từ đó giáo viên có sự lựa chọn nội dung và phƣơng pháp một cách phù hợp nhất. Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của hình thức cá nhân là không thực sự phù hợp với điều kiện số lƣợng các trẻ trong lớp đông, hơn nữa hình thức này hạn chế khả năng hợp tác giữa các trẻ cùng độ tuổi, làm giảm tính thi đua trong quá trình dạy học.

- Hình thức tổ chức theo nhóm, tập thể: là hình thức đƣợc sử dụng phổ

biến nhất. Với hình thức này, giữa các trẻ trong nhóm lớp có sự học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, làm tăng tính thi đua trong quá trình nhận thức. Đây cũng là điểm kích thích trẻ tích cực hoạt động. Ở một góc độ khác, hình thức này còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của hình thức này là giáo viên khó có thể thực hiện đƣợc các nguyên tắc giáo dục cá biệt, khó nắm đƣợc đặc điểm tâm, sinh lý cá biệt của từng trẻ nhƣ: mức độ hoạt động, năng lực nhận biết, thái độ đối với hoạt động… cho nên việc hƣớng dẫn trẻ chơi thƣờng theo mức độ phát triển chung của trẻ trong cả lớp.

* Cách tiến hành:

Việc phân nhóm chơi linh hoạt trƣớc hết giáo viên xác định đặc thù của TCHT đã đƣợc chọn phù hợp với hình thức tổ chức nào. Có những trò chơi giáo viên cần phối hợp nhiều hình thức tổ chức cho trẻ chơi: cá nhân, theo nhóm, cả lớp. Những sự thay đổi một cách linh hoạt hình thức tổ chức trò chơi sẽ tạo ra sự hấp dẫn, tăng hứng thú, tính tích cực, độc lập cho trẻ.

Ví dụ: Với trò chơi “Chiếc túi kì diệu”, lần 1 giáo viên có thể tổ chức cho từng cá nhân chơi bằng cách gọi từng trẻ lên tìm những đồ vật theo những dấu hiệu mà giáo viên yêu cầu về hình dạng; lần 2 giáo viên cho chơi theo nhóm cùng tìm những đồ vật theo yêu cầu theo nhóm nào tìm đúng, tìm nhanh. Chính điều này sẽ tạo ra sự hứng thú cho trẻ do tính chất thi đua của cuộc chơi. Lần 3 giáo viên cho cả lớp cùng chơi với mỗi trẻ một túi nhỏ để tất cả các trẻ đều đƣợc luyện tập.

Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên khuyến khích và trợ giúp trẻ chơi

Một phần của tài liệu HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP ( (Trang 28 -28 )

×