Nguồn lực để thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng công an tỉnh quảng nam, giai đoạn 2017 2025 (Trang 34)

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

3.1. Nguồn lực để thực hiện đề án

3.1.1. Nhiệm vụ chủ dự án: Sở Công an

- Rà soát các Chiến lược, Quy hoạch chung đã được phê duyệt; - Đề xuất chính sách dành cho nâng cao nguồn nhân lực công an;

- Xây dựng các chỉ tiêu, tiêu chí làm các căn cứ để kiểm tra giám sát,

đánh giá hiệu quả công tác nâng cao nguồn nhân lực;

- Tổng kết, đánh giá kết quả của công tác nâng cao nguồn nhân lực công an giai đoạn từ nay đến năm 2025, làm cơ sở để hoạch định phương án, chính sách đầu tư cho giai đoạn sau.

3.1.2. Nguồn lực tài chính

Tổng kinh phí thực hiện đề án là 4,8 tỷ đồng từ ngân sách Bộ Công An cấp và quỹ phúc lợi của Công an tỉnh.

3.2. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ, ĐƠN VỊ LIÊNQUAN QUAN

3.2.1. Ban Giám đốc

Chỉ đạo chung trong quá trình triển khai thực hiện đề án;

Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, thanh tra giải quyết các khiếu nại tố cáo xử lý các vấn đề phát sinh.

3.2.2. Phòng Tổ chức cán bộ

Có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ, tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện tốt đề án.

3.2.3. Các Ban, Phòng Nghiệp vụ khác và Công an các huyện, thị xã,thành phố thành phố

Có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng dẫn, giám sát, quản lý, tổng hợp, báo cáo….

3.3. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Năm 2017: Triển khai phổ biến quán triệt nội dung của đề án đến các đơn

vị, ban, phòng có liên quan, nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch của đề án. Phê duyệt Đề án; Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án; Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

Năm 2018-2024: Triển khai đề án và đẩy nhanh các tiến độ thực hiện đề án. Năm 2025: Tổ chức đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm về việc thực

hiện đề án và định hướng phát triển cho những năm tiếp theo.

3.4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN3.4.1. Hiệu quả về xã hội 3.4.1. Hiệu quả về xã hội

- Nhiều đối tượng hưởng lợi từ Đề án;

- Đề án đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của Công an tỉnh, qua đó nâng cao trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực Công an tỉnh.

- Đầu tư và phát triển nguồn lực con người là chiến lược phát triển bền vững và tạo ra nhiều hiệu quả và là một nguồn lực mạnh mẽ tham gia vào quá trình cải cách các hoạt động quản lý Nhà nước…

3.4.2. Hiệu quả về phát triển nguồn nhân lực (ngườihưởng lợi của Đề án) hưởng lợi của Đề án)

- Số lượng nhân lực được đào tạo bồi dưỡng; - Nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực;

- Tạo ra một hành lang thực tiễn trong cơ chế đầu tư, phát triển và giữ nhân tài

3.4.3. Tính bền vững của Đề án

- Nhân lực được nâng cao trình độ là yếu tố cốt lõi nâng cao hiệu quả các hoạt động quản lý của Công an tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, qua đó góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị của tỉnh.

- Các bên liên quan, đặc biệt là các bên hưởng lợi từ đề án sẽ là những hạt nhân đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ các hoạt động phát triển các tập thể, cá nhân khác trong tỉnh.

Phần 3

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. KIẾN NGHỊ

Đề nghị Bộ Công an nghiên cứu, quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng như chỉ đạo các trường đào tạo, bồi dưỡng trong ngành, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là các lớp hệ tại chức, liên thông, vừa làm vừa học và các lớp đào tạo sau đại học nhằm nâng cao chất lượng cho công an các đơn vị, địa phương.

Đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, có cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nhất là bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn.

2. KẾT LUẬN

Trên lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự, nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo an ninh trật tự cho quốc gia. Chính phẩm chất, năng lực, trình độ và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân tạo nên hiệu quả trong công tác tham mưu, quản lý nhà nước, đấu tranh phòng chống tội phạm và các thế lực thù địch. Do đó, nâng cao nguồn nhân lực của ngành Công an là một vấn đề cơ bản, có tính chất quyết định để góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Với nhận thức nêu trên, trong những năm qua, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công an tỉnh Quảng Nam đã được Đảng uỷ và Lãnh đạo Công an tỉnh quan tâm, chú trọng, đầu tư đúng mức.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hoá đã và đang đặt ra nhiều khó khăn cho công tác đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đòi hỏi cán bộ chiến sĩ lực lượng Công an phải tích cực nâng cao năng lực chuyên môn, nhạy bén hơn nữa để nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của xã hội và đáp ứng yêu cầu công tác đặt ra.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công an tỉnh Quảng Nam, góp phần giữ vững an ninh chính trị và TTATXH trên địa bàn tỉnh, theo tôi những giải pháp trình bày trên đây cần được tiến hành đồng bộ và đảm bảo triển khai đến từng đơn vị thuộc Công an tỉnh, từ đó nâng cao nhận thức của từng CBCS đối với vai trò của phát triển nguồn nhân lực. Làm được như vậy chắc chắn chất lượng nguồn nhân lực của Công an tỉnh Quảng Nam sẽ được nâng cao trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX,X,XI,XII. 2. Giáo trình kinh tế phát triển. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Thống kê 2005.

3. Giáo trình kinh tế phát triển. Học viện chính trị quốc gia HCM năm 2010. 4. Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

5. Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Nghị quyết đại hội Đảng của tỉnh Quảng Nam.

7. Báo cáo tổng kết công tác Công an Quảng Nam các năm 2011-2015. 8. Báo cáo tổng kết công tác Tổ chức cán bộ các năm 2011-2015.

9. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Công an tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020.

10. Võ Xuân Tiến, Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực dành cho học viên

cao học Quản trị kinh doanh, khóa 2007-2010, Đại học Đà Nẵng.

11. Trần Khánh Đức (2005), “Mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong phát triển Giáo dục ở nước ta thời kỳ CNH, HĐH đất nước”,

Tạp chí giáo dục số (105).

12. Trần Khánh Đức, (2008), Chính sách quốc gia về giáo dục và phát triển

nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế.

13. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU...

1. Lý do chọn đề án...

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án...

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề án...

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án...

5. Kết cấu của đề án ...

PHẦN 2: NỘI DUNG...

1. CỞ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, CĂN CỨ PHÁP LÝ, VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN...

1.1. Cở sở lý luận...

1.1.1. Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực...

1.1.2. Vai trò đào tạo nguồn nhân lực...

1.1.3 Nội dung đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng công an...

1.2. Cơ sở chính trị...

1.3. Căn cứ pháp lý ...

1.4. Cơ sở thực tiễn...

1.4.1. Tình hình An ninh chính trị và TTATXH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ...

1.4.2. Thực trạng nguồn nhân lực của Công an tỉnh Quảng Nam ...19

1.4.3 Đánh giá chung ...

2. GIẢI PHÁP ĐÀO TÀO NGUỒN NHÂN LỰC CHO LỰC LƯỢNG CÔNG AN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2017-2025...

2.1. Mục tiêu...

2.1.1. Mục tiêu chung...

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho công an tỉnh quảng nam giai đoạn 2017 – 2020...

2.2.1. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật, tin học, ngoại ngữ cho CBCS; công tác đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới, đa dạng

về hình thức và có mục tiêu rõ ràng...

2.2.2. Quan tâm, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng và công tác quản lý cán bộ...

2.2.3. Công an các đơn vị và Công an cấp huyện cần tiến hành rà soát, đánh giá việc bố trí, sử dụng cán bộ; trên cơ sở khối lượng công việc của từng Đội nghiệp vụ và năng lực, sở trường công tác của CBCS để bố trí, sắp xếp lại cán bộ cho phù hợp; chú ý cơ cấu lại số lượng cán bộ nữ tại các đơn vị...

2.2.4. Đổi mới và nâng cao nhận thức CBCS toàn Công an tỉnh về vai trò của phát triển nguồn nhân lực...

2.2.5. Đổi mới phương thức tuyển nhân lực ngành ngoài Công an đã qua đào tạo...

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN...

3.1. Nguồn lực để thực hiện đề án...

3.1.1. Nhiệm vụ chủ dự án: Sở Công an ...

3.1.2. Nguồn lực tài chính...

3.2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị liên quan...

3.2.1. Ban Giám đốc ...

3.2.2. Phòng Tổ chức cán bộ ...

3.2.3. Các Ban, Phòng Nghiệp vụ khác và Công an các huyện, thị xã, thành phố...

3.3. Tiến độ thực hiện đề án...

3.4. Dự kiến kết quả thực hiện đề án...

3.4.1. Hiệu quả về xã hội...

3.4.2. Hiệu quả về phát triển nguồn nhân lực ...

3.4.3. Tính bền vững của Đề án...

Phần 3: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ...

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng công an tỉnh quảng nam, giai đoạn 2017 2025 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w