Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng công an tỉnh quảng nam, giai đoạn 2017 2025 (Trang 29 - 30)

2. GIẢI PHÁP ĐÀO TÀO NGUỒN NHÂN LỰC CHO LỰC

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG AN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2017 – 2020.

2.2.1. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật, tin học, ngoại ngữ cho CBCS; công tác đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới, đa dạng về hình thức và có mục tiêu rõ ràng

Theo đánh giá tại phần thực trạng nguồn nhân lực, hiện nay, số lượng CBCS của Công an tỉnh là 2. 022 đồng chí nhưng chất lượng không đồng đều, kết quả công tác của một số cán bộ chưa cao; thiếu cán bộ có khả năng dự báo tình hình và xử lý tốt những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự. Nguyên nhân là do công tác đào tạo nguồn chưa đáp ứng kịp thời, nguồn cán bộ từ sinh viên Đại học sau khi tốt nghiệp các trường Công an về công tác tại địa phương còn ít mà chủ yếu là từ các trường Trung cấp, ngành ngoài tuyển vào, chuyển biên chế từ công dân phục vụ có thời hạn. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho CBCS. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có lộ trình, kế hoạch cụ thể. Trước mắt, cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Công an tỉnh cần có kế hoạch cử cán bộ hoặc tạo điều kiện thuận lợi để CBCS tuyển từ ngành ngoài Công an hoặc cán bộ chuyển biên chế từ công dân phục vụ có thời hạn được tham gia đào tạo trong các trường Công an nhân dân theo các hệ đào tạo và theo chuyên môn nghiệp vụ công tác nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật và trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp.

- Khuyến khích cán bộ đã tốt nghiệp Đại học đủ điều kiện tham gia đào tạo sau Đại học. Ngoài việc tham gia đào tạo tại các Học viện, Đại học Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Công an tỉnh cần tiếp tục phối hợp trường Đại học Đà Nẵng và các trường Công an để mở các lớp đào tạo Thạc

sỹ tại tỉnh Quảng Nam. Đây là điều kiện thuận lợi và thu hút nhiều CBCS đăng ký tham gia.

- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, tin học và khuyến khích CBCS tham gia. Để các lớp bồi dưỡng có chất lượng và hiệu quả, Công an tỉnh cần thay đổi hình thức đào tạo, không nên tập trung quá nhiều lý thuyết mà cần chú trọng thực hành, trao đổi kinh nghiệp thực tiễn và đánh giá kết quả khóa học bằng các bài nghiên cứu theo cá nhân hoặc theo nhóm về những vấn đề mới, vấn đề trọng tâm trong nội dung đào tạo và trong thực tiễn công tác.

- Quá trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoài việc có kế hoạch, lộ trình cụ thể thì cần phải xác định rõ mục tiêu đào tạo. Công an tỉnh cần tiến hành rà soát lại trình độ, năng lực của cán bộ để xác định “lỗ hổng” kiến thức; tiến hành tổng kết, đánh giá thực tiễn để tìm ra tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó đề ra kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo CBCS cho phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm và chất lượng, tránh tràn lan, đào tạo theo kiểu “ học cho đủ bằng cấp ”. Việc đào tạo phải theo nguyên tắc công việc đòi hỏi trình độ, chuyên môn gì thì đào tạo trình độ, chuyên môn đó, ưu tiên đào tạo cán bộ trong diện quy hoạch lãnh đạo chỉ huy; hạn chế cử đi đào tạo trình độ ngành ngoài, đặc biệt là hệ đào tạo tại chức, từ xa, … hạn chế tối đa tình trạng đào tạo để có văn bằng, chứng chỉ nhằm giải quyết chế độ, chính sách, hoặc phục vụ cho quyền lợi cá nhân.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng công an tỉnh quảng nam, giai đoạn 2017 2025 (Trang 29 - 30)

w