Những trường hợp kéo dài

Một phần của tài liệu Các trang trong thể loại “triệu chứng” (Trang 41 - 45)

10 Nấc cụt

10.3 Những trường hợp kéo dài

ÔngCharles Osborne người Mỹcó những cơn nấc kéo dài trong 68 năm, từ năm 1922 đến năm 1990, đã được ghi vàosách Kỷ lục Guinnessvới tư cách là người đàn ông có Cơn nấc cục dài nhất.[3]

áng 1 năm 2007, cô Jennifer Mee tại Florida Mỹ, trong độ tuổi thiếu niên cũng bị nấc cục trong 5 tuần, từ23 tháng 1năm2007đến 28 tháng 2năm2007.[4]

Sau khi cơn nấc quay trở lại, bác sĩ chuyên khoa thần

10.5. LIÊN KẾT NGOÀI 37

kinh của cô chẩn đoán cô có thể đã mắc hội chứng Touree.[5]

10.4 Tham khảo

[1] VNExpress,Nấc cụt có phải là bệnh?, 15/1/2006 [2] Straus, C. (1 tháng 2 năm 2003). “A phylogenetic

hypothesis for the origin of hiccough”. BioEssays 25

(2): 182–188.doi:10.1002/bies.10224. 10.1002/bies.10224. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2007.

[3] “Survivor of 68-Year Hiccup Spell Dies.Omaha World - Herald, ngày 5 tháng 5 năm 1991, Sunrise Edition: 2.B.

[4] “Florida girl hiccuping again aer returning to school”. msnbc.msn.com.March 16,2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

[5] “Hiccup Girl: “I have Touree’s” (no longer working”. WTSP-TV, tampabays10.com.January 10, 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

“Fish Out of Water”, Neil Shubin,Natural History, February 2008 issue, pages 26–31 - hiccup related to reflex in fish and amphibians.

10.5 Liên kết ngoài

(tiếng Anh)

Hiccups - Considerations, Causes and Home Care (Healthbasis.com)

BBC News:Why we hiccup

Retrospective analysis of hiccups in patients at a community hospital from 1995-2000.

Chương 11 Sốt

Mộtcặp nhiệt độđo được nhiệt độ là 38.7 °C

Sốtlàdấu hiệu y khoathông thường đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5–37.5 ℃ (98– 100 ℉).[1]

Sốt thường là đáp ứng của cơ thể với một bệnhnhiễm trùng, thường kéo dài hơn 2 đến 3 ngày. Ngoài ra, sốt còn có thể do những bệnh không nhiễm trùng khác, tiếp xúc với nước nóng, tập thể dục, sau chích ngừa hoặc trẻkhócnhiều cũng làm tăngthân nhiệt.

11.1 Nguyên nhân

Sốt là triệu chứng thông thường của nhiều bệnh:

Các bệnhtruyền nhiễmnhưcúm,HIVhoặcsốt rét

Các loạiviêmkhác nhaunhưnhọt,mụn,trứng cá, hoặcáp xe

Các bệnhtự miễnnhư lupus đỏ,Sarcoidosisban, sarcoidosis

Cơ thể phản ứng với sự bất tương hợp giữa các nhóm máu

Ung thư

Các bệnhrối loạn tiêu hóanhưgútorbệnh ma cà rồng(porphyria)

Sốt dai dẳng mà hiện nay y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân được gọi làsốt không rõ nguồn gốc.

11.2 Điều trị

Để điều trị sốt đúng cách cần phải biết nguyên nhân gây ra sốt.

Trong hầu hết các trường hợp, ngoại trừ tăng thân nhiệt, thì acetaminophen hoặc ibuprofen đều có thể làm hạ thân nhiệt. Nên cung cấp thêm dịch cho cơ thể qua đường miệng hoặc tiêm tĩnh mạch để chống mất nước nếu cần thiết.

Sốt do nhiễm siêu vi (sốt siêu vi) có thể tự khỏi. Có thể bệnh nhân sẽ được cho những loại thuốc điều trị những triệu chứng đặc biệt khác. Có thể đó là những loại thuốc làm giảm thân nhiệt, trị nghẹt mũi, giảm đau họng hoặc trị sổ mũi. Virus có thể gây nôn ói và tiêu chảy và cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch cùng với dùng thuốc để làm chậm lại tốc độ tiêu chảy và nôn ói. Một số ít loại nhiễm siêu vi có thể được điều trị bằng thuốc kháng siêu vi, trong đó có Herpes và influenza virus. Nếu bệnh nhân có thể uống nước được và triệu chứng nhẹ, bệnh nhân có thể về nhà được mà không cần ở lại bệnh viện.

Những bệnh nhiễm vi khuẩn cần phải có loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để điều trị tùy thuộc và loại vi khuẩn được tìm thấy và nơi ở của nó trong cơ thể người. Các bác sĩ sẽ xác định xem người bệnh có cần phải nhập viện không hay có thể ra về được. yết định tùy thuộc vào bệnh hiện tại và những bệnh kèm theo khác của bệnh nhân.

Hầu hết những trường hợp nhiễm nấm đều có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm.

Sốt do thuốc có thể giảm sau khi ngưng thuốc. Nếu bị huyết khối thuyên tắc, bạn nên đến bệnh viện và sử dụng thuốc tán huyết.

Đối với bệnh nhân bị sốt do tiếp xúc với nhiệt độ nóng ở môi trường cần phải được làm mát bằng cách cởi bỏ hết quần áo, mở quạt có phun sương, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn.

11.5. LIÊN KẾT NGOÀI 39

11.3 Tham khảo

[1] Karakitsos D, Karabinis A (tháng 9 năm 2008). “Hypothermia therapy aer traumatic brain injury in children”. N. Engl. J. Med. 359 (11): 1179–80. PMID 18788094.

11.4 Đọc thêm

Rhoades, R. and Pflanzer, R. Human physiology, xuất bản lần 3, chương 27 Regulation of body temperature, tr. 820Clinical focus: pathogenesis of fever.ISBN 0-03-005159-2

11.5 Liên kết ngoài

What to do if your child has a feverfrom Seale Children’s Hospital

Fever and Taking Your Child’s Temperature

US National Institute of Health factsheet

Chương 12 Viêm

Các ngón chân bị viêm docước

Viêmlà một đáp ứng bảo vệ cơ thể củahệ miễn dịch trước sự tấn công của một tác nhân bên ngoài (vi sinh vật, tác nhân hóa, lý) hoặc của tác nhân bên trong (hoại tử do thiếu máu cục bộ, bệnhtự miễn). Đây là một đáp ứngmiễn dịch tự nhiên. á trình viêm thường kèm theo các triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau, do các mạch máu giãn nở, đưa nhiều máu đến nơi tổn thương. Các bạch cầucũng theo mạch máu xâm nhập vào mô, tiết các chấtprostaglandin,cytokinenhằm tiêu diệt hoặc trung hòa các tác nhân gây tổn thương. Khi viêm không lành sẽ có thể trở thànhviêm mạn tính. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa sự viêm mạn tính và nguy cơung thưthông qua yếu tốNF-kB.

12.1 Khái niệm

Viêm là kết quả có tính quy luật của các tác nhân gây viêm xuất hiện trong cơ thể, là quá trình phức hợp giữa điều hòa và phản ứng. á trình này xảy ra ở bộ máy liên kết và vi mạch, gây ra những rối loạn chủ yếu về hóa tổ chức và tính thấm thành mạch, dẫn đến các hiện tượng thoát huyết tương, xuyên bạch cầu, tăng sinh tế bào tại ổ viêm và hiện tượng thực bào, gây ra 4 triệu chứng điển hình là sưng, nóng, đỏ và đau với các đặc điểm sau:

Phản ứng viêm chỉ xảy ra ở các động vật có hệ thần kinh phát triển.

Biểu hiện viêm thường chỉ thấy ở tại chỗ nơi tác nhân gây viêm xâm nhập, nhưng đó là một phản ứng toàn thân bao gồm 2 mặt đối lập: quá trình bệnh lý phá hủy và quá trình bảo vệ phát triển.

Mặc dù nguyên nhân gây viêm rất khác nhau, nhưng tổn thương viêm lại gây ra cùng một kiểu phản ứng và có thể bị ức chế bởi cùng những tác nhân dược lý.

Tuy nhiên, các triệu chứng trên không phải bao giờ cũng thể hiện đầy đủ, các nhà giải phẫu bệnh học còn miêu tả khái niệm “viêm lạnh”, thí dụ

trong một số tổn thương dolao.

Những thay đổi về hình thái và sinh hóa gặp trong quá trình viêm diễn biến theo quy luật. Mặc dù mức độ và thời gian của các giai đoạn viêm có thể thay đổi, nhưng quá trình viêm thường diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn tổn thương tổ chức, giai đoạn rối loạn vận mạch và thoát dịch rỉ viêm, giai đoạn tăng sinh tổ chức để hàn gắn tổn thương.

Một phần của tài liệu Các trang trong thể loại “triệu chứng” (Trang 41 - 45)