2. Nội dung thực hiện đề án
2.2.4. Những tồn tại, hạn chế
* Công tác tham mưu có việc chất lượng còn thấp, tính toàn diện có mặt còn hạn chế như:
Xây dựng và tổ chức thưc hiện Chương trình công tác hàng tháng, quý, năm chất lượng chưa cao.
Công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện Chỉ thỉ, Nghị quyết, Quyết định, Chương trình hành động, đề án, kế hoạch, kết luận của Trung ương, tỉnh, huyện có lúc, có việc còn chưa kịp thời.
Công tác tổng hợp tình hình và báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng còn ở mức độ. Việc theo dõi, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn, đơn vị thực hiện ý kiến chỉ đạo của các cấp chính quyền về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân còn chưa sâu sát, còn để khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.
Hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong giao dịch giữa Ủy ban với cơ quan, tổ chức, công dân theo cơ chế “ Một cửa” còn hạn chế chưa
tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Công tác bố trí, sắp xếp cán bộ làm văn phòng còn bị xem nhẹ, có tư tưởng cán bộ văn phòng ai làm cũng được.
Chất lượng biên tập, xây dựng, soạn thảo một số văn bản còn hạn chế, nhất là những văn bản quy phạm pháp luật; chưa chủ động tham gia và thẩm định đề án trình cấp trên.
Công tác tổng hợp, cập nhật thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Thường trực UBND chưa được thường xuyên, liên tục.
* Các công tác khác
Trình độ cán bộ, công chức không đồng đều, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nhất là đối với cán bộ trẻ mới được tuyển dụng vào công tác ở văn phòng
Việc khai thác, xử lý một số công văn đi, đến, đặc biệt là văn bản chuyển qua hệ thống phần mềm quản lý hồ sơ công việc, mạng nội bộ chưa đảm bảo. Công tác thu thập, bổ sung tài liệu về kho lưu trữ của Huyện còn khó khăn.
Việc gửi văn bản qua mạng thông tin diện rộng còn chưa thường xuyên. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình xử lý văn bản hiệu quả chưa cao, đặc biệt là ở cấp xã.
Trong sinh hoạt cơ quan tính phê bình, tự phê bình của một số cán bộ chưa cao.
2.2.5. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức điều hành của lãnh đạo cơ quan Văn phòng có lúc, có việc còn chưa sâu sát. Việc bố trí, phân công công việc có lúc còn chưa phù hợp, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo đối với các đồng chí cán bộ, công chức trong tham mưu, đề xuất và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ý thức rèn luyện của một số cán bộ, công chức chưa cao, ngại học tập, nghiên cứu, chưa chủ động trong công việc dẫn đến việc nhận và hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả có mặt còn hạn chế.
Công tác phối hợp giữa Văn phòng HĐND và UBND với các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn về công tác tham mưu, phục vụ ở một số lĩnh vực chưa chủ động, thiếu kịp thời.
Tóm lại: Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong quá trình phục vụ cấp chính quyền cơ sở thực hiện hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, những tồn tại, hạn chế của Văn phòng cấp chính quyền cơ sở cần sớm được khắc phục. Nếu không được giải quyết thì hoạt động tham mưu, tổng hợp của Văn phòng cấp chính quyền cơ sở không đảm bảo được yêu cầu nhiệm vụ mới đề ra nhất là trong công tham mưu ban hành văn bản, công tác phục vụ hội nghị, công tác nắm bắt các thông tin, xử lý thông tin; tham gia xây dựng và thẩm định các đề án, dự án; công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư đến cấp chính quyền; công tác cải cách hành chính; khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phương tiện thông tin. Từ đó dễ xảy ra các trường hợp: công tác tham mưu cho Thường trực HĐND và UBND thiếu tính kịp thời, văn bản ban hành không phù hợp với thực tế hoặc các điểm nóng, các vụ việc tiêu cực xảy ra hoặc phát sinh trên địa bàn… mà cấp chính quyền lại không nắm bắt được, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.