Giúp học sinh làm quen với việc nghiên cứu Toán học

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú tự giác trong học tập cho học sinh (Trang 36 - 39)

Phương pháp tập dượt nghiên cứu khoa học (hay tập dượt nghiên cứu) là phương pháp giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh tự mình đạt đến hiểu biết mới.

Tất nhiên hiểu biết là mới đối với học sinh chứ không nhất thiết là mới đối với mọi người; học sinh nói chung chỉ sáng tạo, phát minh lại những chân lý, kiến thức mà khoa học đó biết mà thôi. Nhưng điều quan trọng không chỉ là việc tìm ra hiểu biết mới, tìm ra chân lý mới, mà là cả quá trình tìm tòi, sáng tạo, cả quá trình hướng dẫn học sinh đi vào “phòng thí nghiệm của tư duy sáng tạo”. Vì trong quá trình tập dượt nghiên cứu, học sinh tự mình tìm

làm cho nội dung bài học có tính thuyết phục, biến kiến thức thành niềm tin; nó bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm trí tuệ sâu sắc: có cảm xúc và niềm vui trong lao động sáng tạo, tự tin ở năng lực của mình, hứng thú với việc học tập, chiếm lĩnh kiến thức khoa học; kiến thức của học sinh được vững chắc, vì những gì học sinh tự mình tìm ra thì học sinh nhớ tốt hơn, có hệ thống hơn, và khi quên thì học sinh có thể xác lập lại dễ dàng.

Phương pháp tập dượt nghiên cứu có thể xem như dạng dạy học nêu vấn đề. Nó có thể được thực hiện theo ba mức độ khác nhau, với yêu cầu cao dần, tùy theo nội dung của tài liệu học tập và trình độ của học sinh.

• Mức độ thứ nhất: Học sinh tự mình giải quyết một vấn đề đó được đặt ra và đó được phát biểu rõ ràng (chứng minh một định lý đó cho sẵn, giải một bài toán đó được đặt ra cụ thể).

• Mức độ thứ hai: Giáo viên chỉ đặt vấn đề; học sinh phải tự mình phát biểu được vấn đề rồi giải quyết vấn đề (học sinh phải nêu ra định lý hoặc đặt bài toán cụ thể, rồi chứng minh định lý hoặc giải bài toán).

• Mức độ thứ ba: Học sinh phải tự mình đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và giải quyết vấn đề.

Để phát huy mạnh mẽ tính chủ động và sáng tạo của học sinh, cần từng bước nâng dần yêu cầu lên (từ một đến ba) trong phương pháp tập dượt nghiên cứu, nhằm rèn luyện cho học sinh không những biết suy nghĩ sáng tạo để giải quyết những vấn đề đó được người khác đặt ra, mà cũng biết tự mình phát hiện vấn đề, phát biểu vấn đề phải giải quyết. Để thực hiện được điều này thì điều cơ bản là giáo viên phải biết tạo ra những tình huống có vấn đề, chú ý rèn luyện cho học sinh có được óc tò mò, có phương pháp suy nghĩ và có thói quen phát hiện vấn đề, nêu vấn đề (nêu thắc mắc, đặt câu hỏi ...).

KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu đã góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc khắc sâu và mở rộng kiến thức SGK Toán theo hướng giáo dục hứng thú và tự giác học tập cho học sinh. Và trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp khắc sâu, củng cố và mở rộng kiến thức SGK sao cho phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay, tạo cho học sinh sự hứng thú đối với môn Toán - môn học vốn khô khan, trừu tượng trong suy nghĩ của các em, từ đó khơi dậy cho các em niềm cảm hứng sáng tạo và tự tìm hiểu, nghiên cứu môn học này một cách nghiêm túc, chuyên sâu hơn. Bài nghiên cứu đã cụ thể việc khắc sâu và mở rộng kiến thức SGK theo hướng giáo dục hứng thú và tự giác học tập cho học sinh dưới các biện pháp. Trong mỗi biện pháp đều có các ví dụ minh hoạ, ở mỗi ví dụ đều có sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên để học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề. Ngoài ra bài nghiên cứu cũng đã đề ra các con đường khắc sâu và mở rộng kiến thức SGK để học sinh có thể tự học và nghiên cứu toán.

Chúng tôi hi vọng bài nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo giúp cho giáo viên thuận lợi hơn trong việc dạy học theo hướng giáo dục hứng thú và tự học cho học sinh.

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú tự giác trong học tập cho học sinh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w