Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học x

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 49)

Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình thực hiện ba nhiệm vụ: giáo dục ý thức đạo đức; giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức; giáo dục hành vi thói quen đạo đức.

+ Giáo dục ý thức đạo đức:

Đây là nội dung quan trọng nhằm cung cấp tri thức đạo đức, giúp học sinh hiểu biết về một số nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức gần gũi với đời sống thực tế, từ đó nhận thức đúng tạo sự phù hợp giữa hành vi ứng xử của mình với lợi ích xã hội nhằm tích lũy kinh nghiệm sống cho bản thân đó là:

* Quan hệ của cá nhân đối với xã hội * Quan hệ của cá nhân đối với công việc

* Quan hệ của cá nhân đối với những ngƣời xung quanh

* Quan hệ của cá nhân đối với tài sản xã hội, tài sản của ngƣời khác * Quan hệ của cá nhân đối với thiên nhiên

* Quan hệ của cá nhân đối với bản thân

+ Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức:

Giúp cho học sinh hình thành cảm xúc, tình cảm đạo đức tích cực. Từ đó học sinh ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong các hành vi đạo đức tuân thủ theo các yêu cầu. Ý thức đƣợc việc làm của bản thân, kế thừa đƣợc truyền thống đạo đức tốt đẹp, góp phần giáo dục văn hóa ứng xử hành vi văn minh trong giao tiếp.

xxxiii

Đối với học sinh tiểu học cần giáo dục những thái độ, tình cảm nhƣ: * Kính yêu Bác Hồ, tôn trọng Quốc kì, Quốc ca; biết ơn các thƣơng binh, liệt sĩ, bộ đội; yêu mến trƣờng lớp..

* Kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng, lễ phép, biết ơn thầy cô giáo; tôn trọng và yêu mến bạn bè...

* Yêu lao động, chăm học, chăm làm...

* Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực...

* Có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành những tấm gƣơng, việc tốt ngƣời tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức...

* Yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn môi trƣờng xung quanh.

+ Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức:

Là tổ chức cho học sinh lập đi lập lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống, nhằm có đƣợc hành vi đạo đức đúng đắn, từ đó có thói quen đạo đức bền vững nhƣ:

* Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình bằng những việc làm vừa sức.

* Lễ phép với ngƣời lớn đặc biệt là với ông bà cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo. * Làm đƣợc những việc vừa sức để giúp đỡ mọi ngƣời.

* Có những hành động, việc làm nhân đạo vừa sức đối với các gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng.

* Có hành động việc làm phù hợp bảo vệ trƣờng lớp, tài sản cộng đồng...

1.5.3. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích của giáo viên và học sinh, hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, thể hiện trong cuộc sống hàng ngày đối với gia đình, cộng đồng, làng xóm, bạn bè, tập thể. Trong việc giáo dục đạo đức nhằm biến kiến thức của thầy thành kiến thức của trò. Trong quá trình hình thành bộ mặt đạo đức, giáo viên phải tổ chức rèn luyện, hình thành kinh nghiệm cá nhân sao cho

xxxiv

kinh nghiệm đó trở thành nền tảng thuận lợi cho việc lĩnh hội các tiêu chuẩn và quy tắc đạo đức xã hội. Có nhƣ thế thì hệ thống niềm tin và lý tƣởng mới đƣợc hình thành ở đứa trẻ và chúng trở thành động cơ thƣờng xuyên tác động đến hành vi, mang tính ổn định.

Trong quá trình giáo dục đạo đức, giáo viên cần chú ý quan tâm đế đến việc hình thành tình cảm đạo đức. Biết yêu cái tốt, ghét những việc làm xấu, lời nói đi đôi với việc làm.

Để làm đƣợc những điều trên giáo viên cần quan tâm đến khâu luyện tập. Có luyện tập và luyện tập thƣờng xuyên thì ý thức đạo đức mới trở thành thói quen đạo đức.

* Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

+ Giáo dục đạo đức thông qua các môn học giúp học sinh nhận thức một cách khoa học về chuẩn mực đạo đức, ý nghĩa, tác dụng, kĩ năng, thói quen hành vi... Do đó, khi dạy học phải chú ý đến yêu cầu đảm bảo kiến thức liên môn và dạy đủ các môn theo chƣơng trình, Pháp lệnh của Nhà nƣớc.

+ Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho các em có tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, vận dụng, củng cố, mở rộng kiến thức tạo cơ hội giao lƣu hợp tác, tích lũy kinh nghiệm; tích hợp các kĩ năng sống và bộc lộ ý thức đạo đức nhƣ: hái hoa dân chủ, hội diễn văn nghệ, thi báo ảnh, thi kể chuyện, trò chơi... Để đạt đƣợc kết quả tốt trong giáo dục đạo đức cho học sinh, cần phải tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Trong việc giáo dục đạo đức học sinh phải tuân theo nguyên tắc thuyết phục của tập thể; và phát huy tính tự giác của học sinh, nhằm phát huy ƣu điểm, sửa chữa khuyết điểm; tôn trọng nhân cách của học sinh; gắn việc giáo dục đạo đức phải đúng với đặc điểm lứa tuổi và hoàn cảnh của cá nhân học sinh.

Để giáo dục đạo đức học sinh, ngƣời thầy phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hƣởng giáo dục đối với học sinh.

xxxv

1.6. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

1.6.1. Mục tiêu, nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay

1.6.1.1. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung: Mục tiêu củ a quản lí hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c cho HS tiểu ho ̣c là nhằm nâng cao chất lƣợng GD đa ̣o đƣ́c, đáp ƣ́ng các yêu cầu về chuẩn mƣ̣c giáo dục đạo đức đặt ra đối với HS tiểu học.

b. Mục tiêu cụ thể:

Về nhận thức:

Giúp cho mọi ngƣời, mọi ngành, mọi tổ chức xã hội có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức.

Về thái độ, tình cảm:

Giúp mọi ngƣời có hiểu biết và ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm sai trái.

Về hành vi:

Tích cực tham gia quản lý và tổ chức việc rèn luyện tu dƣỡng đạo đức cho học sinh theo chuẩn mực chung của xã hội.

1.6.1.2. Nội dung

Đƣợc xây dựng dựa trên bốn chức năng quản lý: - Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức;

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức; - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hóa giáo dục đạo đức; - Quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục đạo đức).

* Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức:

Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức là nội dung quản lý đƣợc thực hiện đầu tiên trong quá trình giáo dục đạo đức, giữa vai trò chủ chốt trong quá trình giáo dục đạo đức.

xxxvi

Lập kế hoạch đạo đức gồm có các yếu tố sau: xác định thực trạng đạo đức; đƣa ra diễn biến đạo đức; xác định nội dung giáo dục đạo đức; xác định phƣơng pháp, biện pháp giáo dục đạo đức; đề ra lộ trình và bƣớc đi thích hợp; xác định các lực lƣợng tham gia; phân công nhiệm vụ cụ thể; xác định các điều kiện công tác giáo dục đạo đức.

Lập kế hoạch là công cụ quản lý giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả, tránh đƣợc sự tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa, đồng thời giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúng, đúng lộ trình đã đề ra. Mục đích cuối cùng của lập kế hoạch nhằm đƣa công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả, chất lƣợng.

* Tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức:

Sau khi đƣa ra ý tƣởng cần chuyển hóa kế hoạch đó thành hiện thực. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình hình thành cấu trúc quan hệ giữa các thành viên và các bộ phận trong nhà trƣờng để giúp họ thực hiện thành công kế hoạch và đạt đƣợc mục tiêu tổng thể của nhà trƣờng về giáo dục đạo đức. Vì vậy các thành viên và các bộ phận trong nhà trƣờng cần thảo luận, bàn bạc biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự; phân công trách nhiệm quản lý; huy động cơ sở vật chất - kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc.

Chỉ đạo là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trƣờng thực hiện nhiệm vụ đã đề ra một cách đúng hƣớng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lƣợng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Sau khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã đƣợc tuyển chọn thì phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, dẫn dắt. Lãnh đạo là bao hàm việc liên hệ với các cá nhân và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ. Lãnh đạo không phải chỉ có sau khi lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nó mà nó tồn tại và ảnh hƣởng quyết định tới hai nội dung: xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Giúp cho ngƣời lãnh đạo hoàn thành công việc đã đề ra theo đúng kế hoạch của nhà trƣờng.

xxxvii

* Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hóa giáo dục đạo đức:

Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức đề cập đến phƣơng pháp và cơ chế đƣợc sử dụng để đảm bảo các hoạt động phải tuân thủ, phù hợp, nhất quán với kế hoạch, mục tiêu giáo dục đạo đức đã đƣợc xây dựng, kiểm tra giúp giáo viên có thông tin phản hồi, xác định đƣợc những lệch lạc nếu có để tiến hành điều chỉnh khi cần thiết.

Kiểm tra định kỳ để đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch.

Kiểm tra giai đoạn cuối kỳ và đánh giá tổng thể kế hoạch là những cứ liệu để xây dựng kế hoạch cho chu trình mới nhƣng tất cả các lần kiểm tra nhằm giúp cho các cá nhân, bộ phận hiểu rõ những hoạt động của mình, khẳng định đƣợc mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi phù hợp với yêu cầu chung.

* Quản lý cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục đạo đức

Cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục trong nhà trƣờng là tài sản Nhà nƣớc giao cho nhà trƣờng quản lý và sử dụng. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý (xây dựng, sử dụng, bảo quản). Nếu thiếu kinh phi, thiếu cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục thì các hoạt động trong nhà trƣờng gặp rất nhiều khó khăn hoặc khó có thể thực hiện đƣợc.

Cần nhận thức rằng không nhất thiết các thiết bị giáo dục đắt tiền mới đƣa lại hiệu cao, mà ngƣợc lại không ít trƣờng hợp các thiết bị giáo dục giá thành thấp vẫn mang lại hiệu quả sƣ phạm to lớn.

Vì vậy một trong những nội dung của việc quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là phải thƣờng xuyên có kế hoạch bố trí sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cƣờng cơ sở vật chất, phƣơng tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và giáo dục đạo đức học sinh.

1.6.2. Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu họctrong giai đoạn hiện nay

Quản lý hoạt động - giáo dục đạo đức trong trƣờng tiểu học là tổng hợp các cách thức, hoạt động và kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.

xxxviii

Thực chất của các phƣơng pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là tổ hợp các tác động có ý thức, có kế hoạch đến nhận thức tình cảm, hành vi của đối tƣợng thông qua viê ̣c vâ ̣n du ̣ng hợp lí các phƣơng pháp quản lí nhƣ phƣơng pháp tâm lí giáo du ̣c, phƣơng pháp kinh tế và hành chính đã đƣợc đề câ ̣p trong phần trên. Đó là viê ̣c hiê ̣u trƣởng đă ̣t ra các qui đi ̣nh về khen thƣởng và trách phạt đối với giáo viên, nhân viên nhà trƣờng trong viê ̣c thƣ̣c hiê ̣n các yêu cầu giáo du ̣c đa ̣o đƣ́c cho HS.

1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

1.7.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức

1.7.1.1. Môi trường nhà trường

Nhà trƣờng có vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đối với học sinh, nhà trƣờng không chỉ thực hiện nhiệm vụ cung cấp kiến thức mà còn tổ chức giáo dục đạo đức học sinh, coi trọng cả tài và đức. Giáo dục các em thông qua các em thông qua các hoạt động giúp đỡ bạn nghèo, lá lành đùm lá rách.

1.7.1.2. Môi trường xã hội

Xã hội tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, trong cộng đồng dân cƣ mà trẻ tiếp xúc là những tấm gƣơng phản diện với những gì mà cha mẹ và nhà trƣờng giáo dục nên gây khó khăn cho quá trình đạo đức.

1.7.1.3. Môi trường gia đình

Gia đình chính là nơi nuôi dƣỡng và giáo dục trẻ từ lúc mới lọt lòng. Ông bà, cha mẹ chính là những ngƣời thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ từ cách nói năng, chào hỏi, đi đứng. Nếu coi nhẹ yếu tố này học sinh sẽ phát triển lệch lạc nhân cách. Các thành viên trong gia đình phải gƣơng mẫu, phải có trách nhiệm trong chăm lo, dạy bảo. Thƣờng xuyên phải liên lạc với nhà trƣờng để kịp thời nắm bắt quá trình học tập và rèn luyện của con em mình.

xxxix

Gia đình, nhà trƣờng và xã hội luôn đƣợc coi là "tam giác" giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ.

1.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí giáo dục đạo đức

1.7.2.1. Năng lực hiệu trưởng

Xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lƣợc của nhà trƣờng; Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trƣờng; Theo dõi đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu. Xây dựng và duy trì một môi trƣờng giáo dục theo định hƣớng kết quả; Lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn; Định hƣớng hoạt động của nhà trƣờng tập trung vào việc học tập vì sự tiến bộ của tất cả học sinh. Đảm bảo một môi trƣờng an ninh, an toàn; Thiết lập và duy trì bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trƣờng. Quản lý và phát triển đội ngũ; Năng lực khơi dậy sự sáng tạo, tận tụy của cán bộ giáo viên. Khuyến khích giáo viên và những ngƣời khác làm lãnh đạo. Quản lý tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị; Quản lý và ứng dụng công nghệ; Quản lý hành chính; Năng lực vƣợt khó, dám nghĩ dám làm, đầu tàu gƣơng mẫu. Yêu cầu hiểu biết và tuyên truyền, phổ biến về pháp luật. Nhà giáo dục K.D.Usinsky từng nói: "Hiệu trƣởng là nhà giáo dục chủ chốt quan trọng nhà trƣờng, giáo dục học sinh thông qua giáo viên, làm thầy các giáo viên, dạy cho họ khoa học và nghệ thuật giáo dục".

1.7.2.2. Nhận thức của gia đình, giáo viên và cộng đồng + Gia đình:

Là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những nhận thức lệch lạc từ phía học sinh.

+ Giáo viên:

Không chỉ là ngƣời phát triển về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã hội để các em trở thành những con ngƣời trí thức thật sự.

xl

Là môi trƣờng thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh.

1.7.2.3. Các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)