Học sinh tiểu học và trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 29)

1.2.4.1. Học sinh tiểu học

xxii

triển nhân cách các em đến trƣờng học tập là một bƣớc ngoặt thực sự quan trọng có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời của các em. Các em thực sự trở thành một học sinh. Nhà trƣờng tiểu học là cái lối mở ra cho các em một thế giới mới lạ với những quan hệ mới và phức tạp hơn. Các em chuyển từ vui chơi là hoạt động chủ yếu ở tuổi mầm non sang học tập tiểu học có tính quyết định những biến đổi tâm lý cơ bản ở tuổi học trò.

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Đây là lứa tuổi các em trở thành một học sinh ở trƣờng phổ thông, chứ không còn là một em bé mẫu giáo "học mà chơi, chơi mà học" nữa. Đó là một sự chuyển biến rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ em, một đặc trƣng quan trọng của lứa tuổi này.

Ở lứa tuổi này có những thay đổi cơ bản về hoàn giải phẫu sinh lý. So với trẻ mẫu giáo, lứa tuổi này đang diễn ra một sự kiện toàn đáng kể về cơ thể; não bộ, hệ xƣơng, hoạt động tim mạch, hệ thần kinh. Đây là những tiền đề vật chất quan trọng tạo điều kiện cho trẻ chuyển sang hoạt động khác về chất so với hoạt động vui chơi ở tuổi mẫu giáo.

Bƣớc chân đến trƣờng, là một biến đổi quan trọng trong đời sống của trẻ em cấp 1. Điều đó làm thay đổi một cách căn bản vị trí của trẻ trong xã hội, trong gia đình, cũng nhƣ thay đổi cả nội dung và tính chất hoạt động. Trở thành một học sinh chính thức trẻ bắt đầu tham gia một hoạt động nghiêm túc, một hoạt động xã hội, với đầy đủ ý nghĩa xã hội trọn vẹn của nó. Hoạt động học tập trở thành hoạt động chủ đạo của các em. Nội dung học tập với nhiều tri thức phong phú, nhiều môn học có tính chất khác nhau (toán, văn, thủ công) đề ra những yêu cầu cao cho các em, buộc các em phải phấn đấu, nỗ lực vƣợt mọi khó khăn trở ngại. Theo A.V.Petrovski, các em mới đến trƣờng thƣờng gặp ít nhất ba khó khăn:

Thứ nhất là học tập mới mẻ, phải dậy sớm, đến trƣờng đúng giờ, làm bài tập đúng hạn, phải có cách học tập mới thích hợp.

xxiii

Thứ hai là mối quan hệ mới của các em với thầy, bạn, với tập thể lớp, các em lo ngại, rụt rè, thậm chí sợ sệt trƣớc mọi ngƣời, các em chƣa quen sinh hoạt với tập thể v.v... dần dần những khó khăn này sẽ giảm đi ở các lớp cuối cấp.

Thứ ba là nhiệm vụ học tập làm trẻ mệt mỏi, uể oải. Khó khăn này thƣờng nảy sinh sau vài ba tháng ban đầu, có nhiều thích thú mới lạ trong việc đi học: đó là sự thích thú cái vẻ bên ngoài hấp dẫn của nhà trƣờng (trƣờng to, rộng, nhiều bàn ghế, nhiều tranh ảnh, nhiều bạn vui chơi.

Đó là những vấn đề cần chú ý đối với các học sinh lớp một, tuy nhiên việc giải quyết những khó khăn trên có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển tâm lý ở các em.

Paul Osterrieth nhận xét: "Đứa trẻ trở thành con ngƣời tùy thuộc vào trình độ văn hóa và nhóm gia đình mà đứa trẻ tham gia". Sự tiến bộ không ngừng của đứa trẻ, sự chuyển biến từ những phản ứng đơn giản đến những hành động phức tạp, từ những cấu trúc tâm lí sơ khai đến những cấu tạo tâm lí mới tạo nên những sự kiện đặc trƣng trong sự phát triển của trẻ em.

1.2.4.2. Trường tiểu học

Trƣờng tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Theo điều 3: (Nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng tiểu học) trƣờng tiểu học có các nhiệm vụ và quyền hạn nhƣ: Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lƣợng theo mục tiêu, chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chƣơng trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của các cấp có thẩm quyền; Xây dựng, phát triển nhà trƣờng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phƣơng; Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; Thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục; Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng

xxiv

đồng thực hiện hoạt động giao dục; Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Điều 29 (Hoạt động giáo dục) nhấn mạnh việc thực hiện các hoạt động giáo dục nhằm rèn luyện đạo đức và phát triển các năng lực cho học sinh.

1. Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dƣỡng năng khiếu giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.

2. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp đƣợc tiến hành thông qua việc học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục, thể thao, tham quan du lịch, giao lƣu văn hóa; hoạt động bảo vệ môi trƣờng, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.

Tóm lại: trƣờng tiểu học là nơi thực hiện các hoạt động giáo dục và dạy học nhằm phát triển nhân cách cho học sinh, chú trọng rèn luyện đạo đức cho các em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu của địa phƣơng, của xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Tiểu học An Tường, thành phố Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)