Nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường về ứng dụng CNTT trong trường mầm non và tầm quan trọng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường nhằm hướng tới nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục, tính cạnh tranh với các trường mầm non khác trên địa bàn có ảnh hưởng lớn đến quá trình ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong các trường mầm non. Nếu như cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường chưa coi trọng việc ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường thì hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong trường mầm non sẽ không cao.
Năng lực quản lý của CBQL trường mầm non trong việc quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường nói riêng. Người cán bộ quản lý trường mầm non có kiến thức về chuyên môn, năng lực quản lý cao sẽ điều hành tốt các hoạt động của trường mầm non. Đồng thời, những người quản lý có kinh nghiệm sẽ chia sẻ học tập, trao đổi kinh nghiệm ứng xử, giải quyết các tình huống trong công tác quản lý trường học góp phần đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong trường học, khuyến khích, động viên, tạo cơ hội để đội ngũ cán bộ quản lý mầm non tự học và sáng tạo nâng cao năng lực quản lý của mỗi cá nhân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Và nếu như cán bộ quản lý có kiến thức và kỹ năng cơ bản về CNTT: các kiến thức cơ bản về cấu tạo máy tính, hệ điều hành thông dụng, sử dụng internet, biết sử dụng các phần mềm quản lý nhà trường sẽ giúp cho hoạt động quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường được hiệu quả hơn.
Năng lực chuyên môn của giáo viên có ảnh hưởng tới việc ứng dụng CNTT. Trong mỗi thời kỳ, luôn có một bộ phận cán bộ giáo viên do tuổi tác, do trong lịch sử chưa được học tập một cách bài bản về CNTT trong trường sư phạm nên sẽ dẫn đến tình trạng ngại học, ngại tìm hiểu về CNTT dẫn đến sẽ hạn chế phần nào đối với kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non. Năng lực của bộ phận phụ trách kỹ thuật về CNTT để điều hành mạng LAN, Website, bảo trì, cài đặt các thiết bị phần cứng và phần mềm cơ bản. Cán
mạng LAN, quản trị Website, cài đặt các phần mềm mới, diệt virus, sửa chữa một số lỗi hỏng hóc nhỏ của máy tính. Nếu đội ngũ phụ trách kỹ thuật này không đủ kiến thức và kỹ năng xử lý các công việc thì chất lượng ứng dụng CNTT trong nhà trường không được cao. Trong những trường hợp cụ thể như vậy, lãnh đạo nhà trường cần định hướng để các đồng chí đó hiểu rõ vai trò của CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non, CNTT đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo sự đồng thuận trong việc ứng dụng CNTT. Từng bước có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cơ bản để đảm bảo đội ngũ sẽ đủ khả năng ứng dụng CNTT theo năng lực của mình.
Điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng đổi mới phương pháp có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Đối với việc ứng dụng CNTT sẽ đòi hỏi nhiều thiết bị dạy học hiện đại, nền khoa học công nghệ, phương tiện kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng CNTT, mạng Internet, … mà trong thực tế thì các trường mầm non luôn luôn khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn luôn khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Tiểu kết chƣơng 1
Qua tổng quan nghiên cứu vấn đề, trình bày một số khái niệm: Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường, Trường mầm non, Công nghệ thông tin tác giả đã đi đến nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.
Để quản lý việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý cần thực hiện đảm bảo các nội dung sau:
+ Lập kế hoạch: Xây dựng mục tiêu, kế hoạch năm học và kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ của Trường, trên cơ sở kế hoạch chung chỉ đạo từ khâu tuyên truyền, định hướng lại để giáo viên hiểu rõ bản chất quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Lập kế hoạch cho việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Trên cơ sở đó giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, trong những điều kiện cụ thể của trường.
+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ: Trên cơ sở kế hoạch đã đề ra cần xây dựng quy trình thiết kế, quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ và tổ chức thực hiện quy trình đó. Muốn quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ phải sưu tầm tư liệu như: đồ hoạ (Graphic), các hình ảnh tĩnh (Pictures) và động (Gif Animation hay Flash), âm thanh (Sound), phim Video... phù hợp với nội dung dạy học. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ tin học, kỹ năng khai thác các phần mềm ứng dụng trong giáo dục cho cán bộ giáo viên. Mở rộng mạng nội bộ, nâng cấp đường truyền băng thông rộng.
+ Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ: là khâu cuối cùng của công tác quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. CBQL cần phải đặt ra các tiêu chí đánh giá chất lượng ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ. Việc nắm vững cơ sở lý luận về quản lý nói chung và quản lý ứng dụng CNTT giáo dục trẻ nói riêng đã chỉ ra những vấn đề lý luận mang tính định hướng giúp mỗi CBQL có cách nhìn khoa học hơn về thực trạng của vấn đề này đang diễn ra trong nhà trường. Từ đó đề xuất những biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ một cách khả thi và hiệu quả đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (2003), Bài giảng phát triển nhà trường - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn. Tài liệu cho lớp cao học QLGD Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Nxb Chính trị quốc gia.
3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001- 2005.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trường mầm non. Nxb Giáo
dục.
6. Bộ Chính trị (2000), Chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, số
58/CT-TW.
7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Bài giảng những quan điểm giáo dục hiện đại. Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý. Tài liệu bài giảng cao học, Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Bài giảng lý luận đại cương về
quản lý, Hà Nội.
10. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014, Ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
11. Nguyễn Đức Chính (2010), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục
đào tạo. Bài giảng lớp Cao học QLGD, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề về QLGD và khoa học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong QLGD/QLNT, Chuyên đề cao học, Hà Nội.
17. Nguyễn Trọng Hậu (2009), Bài giảng đại cương khoa học quản lý giáo dục.
18. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học tích cực. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2011), Phương pháp và công nghệ dạy
học trong môi trường sư phạm tương tác. Nxb ĐH SPHN.
20. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2016), Phương pháp và công nghệ dạy
học trong môi trường sư phạm tương tác. Nxb ĐHSP (Tái bản lần thứ nhất có điều chỉnh và bổ sung).
21. Hà Thế Ngữ (2001), Tuyển tập giáo dục học – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
22. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn. Nxb Giáo dục.
23. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm.
24. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Tâm lý học quản lý theo cách tiếp cận hành
vi tổ chức. Tài liệu cho các lớp cao học Hà Nội.
25. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD. 26. Quốc hội (2009), Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm
2009. Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.
27. Ngô Quang Sơn, Thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án điện tử trong môi trường học tập đa phương tiện. Tài liệu bài giảng cao học QLGD, Hà
29. Từ điển bách khoa Việt Nam (Quyển 2). Nxb Từ điển Bách Khoa HN. 30. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục hiện đại. Nxb ĐHQG Hà Nội.
31. Phạm Viết Vƣợng (1996), Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb
ĐHSP, Hà Nội.
32. Phạm Viết Vƣợng (2007), Giáo dục học. Nxb ĐHQG Hà Nội.
33. Athanasios Drigas. Georgia Kokkalia (2014), ICTs in kindergarten,
Institute of Informatics and Telecommunications, Net Media Lab, Athens, Greece, http://dx.doi.org/10.3991/ijet.v9i2.3278.
34. Trang Web www.edu.vn
35. Trang Web www.petalia.org
36. Trang Web tulieudayhoc.com