Quản lý các điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng Công nghệ Thông tin trong giáo dục trẻ tại trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội (Trang 39 - 42)

Việc triển khai ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ ở trường mầm non phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Cơ chế, chính sách; nhận thức của CBQL, GV, điều kiện CSVC; năng lực chuyên môn của giáo viên… đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm quản lý các điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ.

Nhận thức của các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục trong việc chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT trong trường mầm non có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc ứng dụng CNTT. Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quan điểm về đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của UBND Huyện Thanh Trì, Phòng GD&ĐT Huyện và vai trò, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non đến từng cán bộ, giáo viên, và phụ huynh học sinh là việc làm hết sức cần thiết để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ mầm non.

Trước hết, nhà quản lý phải nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, phát triển CNTT trong nước và trong ngành giáo dục và đào tạo. Theo Chỉ thị số 55/2008/CT-BDGĐT ngày 30/9/2008 của

Bộ GD&ĐT: Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là:

+ Khuyến khích giáo viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ.

+ Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (E-Learning). Tổ chức cho giáo viên soạn bài giảng điện tử E-Learning trực tuyến; tổ chức các khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học.

+ Xây dựng trên Website Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện tử (gồm giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm thí nghiệm ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án của giáo viên, giảng viên). Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí của một số môn học.

+ Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp dụng trong thực tế hàng ngày.

Trong công tác tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT Hiệu trưởng cần phải chú trọng một số yêu cầu cần thiết: Tổ chức các điều kiện cho lớp học có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non; tổ chức việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ giáo viên của đơn vị mình; tổ chức chỉ đạo các hoạt động ứng dụng CNTT theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; chỉ đạo việc quản lý, khai thác sử dụng các phương tiện kỹ thuật, thiết bị hỗ trợ việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non.

trong hoạt động dạy học. Nhà quản lý luôn luôn phải cập nhật và làm chủ các kiến thức, kỹ năng cơ bản về CNTT, từ đó có thể lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học được hiệu quả.

Nhà quản lý giáo dục cần phải có kế hoạch cụ thể về việc trang bị các phương tiện hỗ trợ ứng dụng CNTT, các thiết bị hiện đại hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế bài giảng, quản lý bài giảng. Do điều kiện thực tế hiện nay, Nhà nước chưa trang bị được một cách đầy đủ theo nhu cầu của việc triển khai ứng dụng CNTT trong giáo dục nên các cơ sở giáo dục mầm non cần linh hoạt, chủ động huy động các nguồn lực từ xã hội tham gia đầu tư và hỗ trợ phương tiện kỹ thuật để có thể triển khai tốt việc ứng dụng CNTT tại nhà trường.

1.4.6. Quản lý và sử dụng phần mềm ứng dụng trong giáo dục trẻ

Ban giám hiệu và giáo viên phụ trách CNTT sẽ tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng, xác định nhu cầu và nhiệm vụ về CNTT trong trường, sau đó có thể tiến hành chọn lọc ứng dụng những phần mềm dạy học và quản lý phù hợp. Cụ thể trường mầm non có thể tiến hành ứng dụng trên một số lĩnh vực sau:

Các phần mềm ứng dụng để thiết kế bài giảng như:

+ Phần mềm Powerpoint: Powerpoint là phần mềm trình diễn nổi tiếng của hãng Microsoft và đã được sử dụng rộng rãi tại rất nhiều nước trên thế giới. Powerpoint đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục. Với nhiều tính năng mới được bổ sung, Powerpoint đang trở thành công cụ phổ biến nhất giúp các giáo viên biên soạn và trình diễn các bài trình giảng với sự trợ giúp của máy tính. Chức năng chính của Powerpoint là tạo ra bản trình diễn (Presentation) với chất lượng cao tùy theo khả năng của giáo viên.

+ Phần mềm Adobe presenter: phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng E – Learning, rất phù hợp với giáo viên mầm non, giúp giáo viên xây dựng được các bài giảng đạt chuẩn AICC, SCOM.

+ Phần mềm Proshow Producer là 1 trong những phần mềm chuyên về trình diễn ảnh tốt nhất hiện nay. Với dung lượng nhỏ, nhưng có nhiều hiệu ứng đẹp Proshow Producer sẽ giúp giáo viên tạo ra những video ấn tượng từ những hình ảnh, file nhạc, video sẵn có.

+ Aiseesoft MTS Converter là một phần mềm hữu ích, tích hợp nhiều chức năng mạnh mẽ để giúp giáo viên chuyển đổi bất kỳ định dạng video nào sang các trình phát tập tin đa phương tiện, thiết bị di động, phần mềm chỉnh sửa video... Là một trong những phần mềm chuyển đổi video tốt nhất, nó hỗ trợ người dùng thay đổi các định dạng phổ biến như: MP4, MKV, WMV, AVI, Quick Time MOV, DivX, MTS, M2TS, MXF/P2 MXF, MOD, H.264/MP4 AVC, HD WMV... sang video SD, HD và 3D. Ngoài ra, nó có thể trích xuất track âm thanh từ tập tin video và chuyển đổi chúng sang MP3, AAC, AC3, AIFF, OGG, M4V, MP2, WAV, WMA, vv. Phiên bản Platium của phần mềm này có thể chuyển đổi định dạng video 2D sang 3D.

+ Nhóm phần mềm xây dựng kho học liệu điện tử: Phần mềm AutoPlay Media Studio 8 Personal là phần mềm được chia sẻ trên trang http://khohoclieu.hanoi.edu.vn giúp xây dựng và quản lý kho học liệu điện tử.

+ Nhóm phần mềm dành cho học sinh: Phần mềm Kidsmart, phần mềm vui

học chữ cái abc, bé tập vẽ, bút chì thông minh…

Nhà trường còn sử dụng phần mềm khác trong công tác quản lý như:

+ Ứng dụng trong việc điều hành các hoạt động quản lí như: triển khai cải cách hành chính, quản lí hồ sơ sổ sách, công văn đến, đi, trong việc điều hành các hoạt động qua hệ thống thư điện tử...

+ Ứng dụng phần mềm quản lí phổ cập (Edu Staties)

+ Ứng dụng phần mềm quản lí chất lượng học sinh (Version 1.1.X, EQMS) + Ứng dụng phần mềm quản lí trường học (Version 1.3.0; Version 5.14.3) + Ứng dụng phần mềm quản lí tài chính. (Misa)

+ Ứng dụng phần mềm quản lí thư viện, thiết bị. (Version 1.3.0) + Ứng dụng phần mềm PMIS, VEMIS...

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ tại trƣờng mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng Công nghệ Thông tin trong giáo dục trẻ tại trường mầm non B xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội (Trang 39 - 42)