Bộ công cụ đánh giá năng lực TDST

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học chương Oxi – Lưu huỳnh (Hóa học lớp 10) nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông (Trang 32 - 33)

Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. Nhƣ vậy, đánh giá năng lực đƣợc coi là bƣớc phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Muốn đánh giá học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để các em đƣợc giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã đƣợc học ở nhà trƣờng trong nhiều bài, nhiều môn, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân để giải quyết vấn đề đƣợc đặt ra.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tôi đƣa ra một số công cụ đánh giá năng lực TDST cho HS:

1.4.4.1. Đánh giá qua quan sát

Quan sát là sự tri giác, ghi chép mọi yếu tố liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, nhằm mô tả, phân tích, nhận định và đánh

24

giá về sự tƣơng tác giữa con ngƣời với nhau. Trong quá trình dạy học đó là sự tƣơng tác giữa học sinh – học sinh, học sinh – giáo viên.

1.4.4.2. Đánh giá qua hồ sơ

Hồ sơ học tập là tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của học sinh, trong đó học sinh tự đánh giá bản thân mình, tự ghi kết quả học tập trong quá trình học tập, tự đánh giá, đối chiếu với mục tiêu học tập đã đặt ra để nhận ra sự tiến bộ hoặc chƣa tiến bộ, tìm nguyên nhân và cách khắc phục trong thời gian tới.

Hồ sơ học tập có thể đƣợc sử dụng để xác định và điều chỉnh quá trình học tập của học sinh cũng nhƣ để đánh giá hoạt động và mức độ đạt đƣợc của học sinh.

1.4.4.3. Tự đánh giá

Tự đánh giá thông qua nhìn lại là quá trình giúp học sinh tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình học cũng nhƣ những khó khăn gặp phải và các giải pháp khắc phục nhằm cải thiện việc học để đạt đƣợc kết quả tốt hơn.

1.4.4.4. Đánh giá đồng đẳng

Đánh giá đồng đẳng giúp học sinh làm việc hợp tác, tự đánh giá công việc của nhau, học cách áp dụng các tiêu chí một cách khách quan. Đánh giá đồng đẳng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt. Các em cần đƣa ra phản hồi cho các bạn bên cạnh các nhận định mang tính tích cực.

Nhƣ vậy, trong việc đánh giá năng lực GV cần sử dụng đồng bộ các công cụ đánh giá trên cùng với bài kiểm tra kiến thức, kỹ năng. Khi xây dựng các công cụ đánh giá (phiếu quan sát, hồ sơ học tập...) cần xác định rõ mục tiêu, biểu hiện của năng lực cần đánh giá để từ đó xây dựng các tiêu chí một cách cụ thể, rõ ràng.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học chương Oxi – Lưu huỳnh (Hóa học lớp 10) nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)