Triết lý của “Nghiên cứu bài học”

Một phần của tài liệu Vận dụng “ Nghiên cứu bài học” trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 10 tại trường trung học phổ thông Hồng Đức – Kiến Xương – Thái Bình (Trang 27 - 29)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.3 Triết lý của “Nghiên cứu bài học”

Trong nhà trƣờng phổ thông, NCBH có ba triết lý cơ bản: (1) Đảm bảo cơ hội học tập cho mọi em học sinh.

(2) Đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên.

(3) Đảm bảo cơ hội cho nhiều phụ huynh học sinh tham gia vào quá trình học tập của học sinh.

Thứ nhất, NCBH đảm bảo cơ hội học tập cho mọi em học sinh: Mỗi em

học sinh phải là một nhân vật chính trong trƣờng học không kể đến trình độ nhận thức, hoàn cảnh gia đình hay bất kể điều gì khác. Vì vậy, giáo viên cần phải chấp nhận mọi em học sinh. Không có học sinh tốt hay xấu mà mọi em học sinh đều đáng quý. Mọi học sinh đều cần đƣợc đón nhận “món quà học tập” từ nhà trƣờng, giáo viên. Theo đó, NCBH đặt trọng tâm tạo cơ hội cho mọi học sinh (cả học sinh khá giỏi và học sinh khó khăn) đƣợc học tập và học tập thực sự, có ý nghĩa. Điều này thể hiện ở chỗ trong NCBH luôn quan tâm học sinh học hay ngừng học ? Khi nào và học sinh nào học (hoặc ngừng học)? Học sinh học nhƣ thế nào? Vấn đề của học sinh là gì, những nguyên nhân nào dẫn đến thực tế đó? Làm thế nào để giải quyết vấn đề đó? Nhƣ vậy, NCBH luôn hƣớng đến quyền lợi học tập của từng học sinh cụ thể.

Thứ hai, NCBH đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên:

Mọi giáo viên đều có quyền phát triển chuyên môn. Để đạt đƣợc điều lý tƣởng đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh là việc cực kỳ khó khăn. Vì vậy, giáo viên cần liên tục phát triển thành những giáo viên chuyên nghiệp. Không có khả năng đó, giáo viên sẽ khó có cảm nhận và suy nghĩ cùng học sinh và tạo cơ hội cho các em đƣợc học tập có chất lƣợng. Cụ thể, giáo viên cần phải có các khả năng cơ bản:

(1) Hiểu những điều học sinh suy nghĩ và cảm nhận. (2) Có kiến thức đầy đủ về các môn học để dạy

(3) Quyết định các chiến lƣợc và sắp xếp việc dạy phù hợp nhất. Giáo viên cần phải có đầy đủ cơ hội để học tập cùng với đồng nghiệp trong trƣờng của họ nhằm trở thành ngƣời có năng lực trong các lĩnh vực nói trên. Để đạt đƣợc điều đó, NCBH đảm bảo cơ hội học hỏi từ thực tế cho mọi giáo viên thông qua cộng tác, chia sẻ.

Hiệp hội nghiên cứu bài học thế giới (WALS) chỉ ra một số giá trị của NCBH là:

- NCBH kéo giáo viên - những ngƣời đang làm việc đơn lẻ - trở lại làm việc cùng nhau.

- NCBH là viên gạch đầu tiên cho xây dựng tình đồng nghiệp, phát triển trƣờng học nhƣ một “cộng đồng học tập”

- NCBH chuyển giáo viên thƣờng làm những việc đã quen và cho rằng nó đang tốt sang xem xét lại thực tế và điều chỉnh, thay đổi.

- Giáo viên không thể thay đổi ngƣời khác hoặc quá khứ nhƣng có thể thay đổi đƣợc bản thân và tầm nhìn ở hiện tại, tƣơng lai nhờ NCBH [26].

Cuối cùng, NCBH đảm bảo cơ hội cho nhiều phụ huynh học sinh tham gia vào quá trình học tập của con em họ. Bởi vì vai trò của phụ huynh học

sinh là ngƣời nuôi dƣỡng và phát triển học sinh. Họ có thể là nguồn cung cấp bằng chứng, thông tin hay tài liệu, đồ dùng. Giáo viên và học sinh có thể đến

Một phần của tài liệu Vận dụng “ Nghiên cứu bài học” trong quá trình dạy học Lịch sử lớp 10 tại trường trung học phổ thông Hồng Đức – Kiến Xương – Thái Bình (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)