Yêu cầu về nhân lực thông tin thư viện

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quản lý các hoạt động nghiệp vụ thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp khắc phục (Trang 31 - 33)

6. Bố cục của tiểu luận

3.1.2. Yêu cầu về nhân lực thông tin thư viện

* Đối với cán bộ quản lý

Trong thông tư số 56/2003/TT-BCHTT của Bộ Văn hóa Thông tin nay là Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, quy định đối với phụ trách thư viện phải có ít nhất những điều kiện sau:

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành tương ứng thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tương đương trình độ đại học thông tin – thư viện.

- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thông tin – thư viện thì phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành tương ứng.

Ngoài ra, cán bộ quản lý phải nắm được các xu hướng phát triển theo hướng hiện đại hóa, để có những quyết sách đúng đắn cho sự phát triển của thư viện. Người cán bộ quản lý ngoài phẩm chất, chính trị, đạo đức cần phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có kiến thức và khả năng thực hành

về quy trình công nghệ của thư viện, có vốn ngoại ngữ tốt, có khả năng bao quát, điều hành các hoạt động trong thư viện.

* Đối với cán bộ thư viện

Trước yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới giáo dục và việc ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ vào hoạt động thông tin – thư viện, đòi hỏi người cán bộ thư viện phải có năng lực thích ứng với giai đoạn mới.

Trong môi trường thư viện hiện đại, việc quản lý nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở chổ quản lý về số lượng cán bộ, khối lượng công việc, thời gian thực hiện công việc và về kỷ luật hay khen thưởng... mà điều quan trọng chính là quản lý khả năng và trình độ thực hiện công việc được giao của cán bộ thông qua chất lượng công việc đã hoàn thành. Để quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả cán bộ quản lý cần chú ý [10]:

- Tuyển dụng cán bộ theo đúng các tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn chuyên môn và năng lực cá nhân và năng lực cá nhân.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ công nghệ thông tin và thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp bao gồm: quản lý đánh giá nguồn lực điện tử và số hóa khả năng liên kết, đào tạo làm việc theo nhóm công tác, kỹ năng đào tạo hướng dẫn NDT, kỹ năng giao tiếp... bằng các hình thức bồi dưỡng và đào tạo lại.

- Bố trí công việc hợp lý đảm bảo cho người lao động phát huy hết khả năng của mình, đặc biệt là khả năng sáng tạo, tạo cơ hội công bằng cho người lao động không phân biệt giới tính, lứa tuổi,...

- Chính sách cân bằng giữa lao động và đời sống thể hiện ở việc tào điều kiện phù hợp gữa công việc với điều kiện và hoàn cảnh gia đình, trong đó vấn đề đáng quan tâm là chế độ thời gian làm việc mềm dẻo, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng làm việc.

Tùy vào từng vị trí làm việc đòi hỏi yêu cầu làm việc của từng cán bộ thư viện. Đối với cán bộ phòng bổ sung phải có khả năng đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin, nắm bắt được xu hường phát triển nguồn tin. Đối với cán bộ phòng nghiệp vụ, phải nắm vững các khung phân loại cũng như các quy tác mô

tả, chuẩn Marc21, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trình độ tin học, ngoại ngữ tốt để xử lý nghiệp vụ tài liệu. Đối với phòng phục vụ bạn đọc, ngoài chuyên môn nghiệp vụ phải có kỹ năng giao tiếp và khả năng sư phạm để tư vấn cũng như truyền đạt, hướng dẫn, trả lời những thắc mắc của bạn đọc trong quá trình tìm kiếm, khai thác thông tin.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng quản lý các hoạt động nghiệp vụ thư viện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp khắc phục (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)