Kỹ thuật tách tín hiệu

Một phần của tài liệu Kỹ thuật mã trước đường xuống trong hệ thống MIMO kích thước lớn (Trang 27 - 28)

Các bộ tách tín hiệu được phân loại như trên sơ đồ sau

Trong đó các bộ tách tín hiệu tuyến tính bao gồm: bộ tách tín hiệu ZF(Zero- Forcing) và bộ tách tín hiệu MMSE ( Minimum Mean-Square Eror). Ưu điểm của các bộ tách tín hiệu tuyến tính là có độ phức tạp tính toán thấp và dễ thực hiện nhờ các thuật toán thích nghi phổ biến như LMS (Least Mean Square : bình phương trung bình nhỏ nhất)…Nhược điểm của nó là phẩm chất tách tín hiệu đạt được tương đối thấp, đặc biệt khi sử dụng kết hợp là sử dụng số lượng anten lớn. Gần đây, nhờ việc áp dụng kết hợp với thuật toán lattice-reduction các bộ tách tín hiệu ZF và MMSE có thể đạt được tỷ số lỗi bit( BER) gần tối ưu, trong khi độ phức tạp tính toán hầu như không thay đổi. Xét một cách tổng quát thì vào thời điểm mà yêu cầu về độ tính toán phức tạp thấp là quan trọng như hiện nay thì các bộ tách tín hiệu tuyến tính có ưu điểm hơn hẳn vì vậy mà nó được áp dụng trong thực tế nhiều hơn.

Ngược lại so với các bộ tách tín hiệu tuyến tính, các bộ tách tín hiệu phi tuyến có ưu điểm là có phẩm chất BER tốt hơn, nhưng lại chịu nhược điểm về độ phức tạp tính toán lớn. Trong các bộ tách tín hiệu phi tuyến bộ tách tín hiệu ML ( Maximum Likelihood) là bộ tách tối ưu, có độ phẩm chất BER tốt nhất. Tuy nhiên, yêu cầu về độ phức tạp tính toán của bộ tách tín hiệu lại lớn vì vậy bộ tách tín hiệu này ít được

Các phương pháp tách tín hiệu trong hệ thống MIMO  ZF  MMSE  Một số khác

Tuyến Tính Phi Tuyến

 ML

 SIC, PIC, QR  Một số khác

26

sử dụng trong thực tế. Ngoài bộ tách tín hiệu ML, các bộ tách tín hiệu phi tuyến khác như SIC (Successive Interference Cancellation: triệt nhiễu nối tiếp) hay PIC (Parallel Interference Cancellation: triệt nhiễu song song) đều sử dụng phương pháp kết hợp một bộ tách tuyến tính với các phương pháp triệt nhiễu song song hoặc nối tiếp nhằm cải thiện phẩm chất BER trong khi vẫn tận dụng được bộ tính toán thấp của bộ tách tín hiệu tuyến tính. Chương này chỉ tập trung vào 2 kỹ thuật thường dùng là ZF và MF.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật mã trước đường xuống trong hệ thống MIMO kích thước lớn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)