Nỗ lực nghệ thuật không được chấp nhận

Một phần của tài liệu NGUYÊN lý TẢNG BĂNG TRÔI QUA THI PHÁP NHÂN vật ÔNG lão SANTIAGO TRONG “ÔNG GIÀ và BIỂN cả” của HEMING WAY (Trang 37 - 41)

Có một sự trớ trêu xuất hiện trong các quan sát được thực hiện bởi một cặp vợ chồng du lịch trong đoạn kết của tiểu thuyết.:

"Tôi không ngờ cá mập lại đẹp như thế, dáng đuôi thật duyên dáng." . Đuôi là chi tiết dễ nhận biết nhất về loài cá mà Santiago

đã bắt được. Sự trớ trêu đáng kể hơn của chi tiết này xuất phát từ ý tưởng rằng thành tựu bắt được một con cá tuyệt đẹp và vĩ đại như vậy không được thừa nhận rõ ràng mặc dù nó rất ẩn tượng.Giống như bản thân Santiago, loài cá này còn không được xác định hoặc biết đến với những đặc điểm rõ nhất của nó. Sức mạnh ý chí của Santiago chiếm ưu thế trong cuộc đấu tranh của ông lão với con cá lớn. Đối với cá, thậm chí bộ xương đuôi thôi cũng đủ gây ấn tượng với khách du lịch.

Một mối liên hệ giữa Santiago và sản phẩm tuyệt vời của lão là một tình huống trớ trêu bởi những người thậm chí không bao giờ nhìn thấy Santiago. Có lẽ mã biểu hiện của Hemingway qua Ông già và biển cả chính là sự can đảm, chịu đựng, đau khổ mà không phàn nàn. Tuy nhiên, năng lực của Santiago đúng chất

là một ngư dân thực thụ đã được chứng minh bằng cái nhìn của khách du lịch khi họ chỉ thấy kỹ năng và sức mạnh và ý chí sau những ngày câu cá tuyệt vời của Santiago.

Sự nỗ lực của Santiago trong nghệ thuật câu cá không đem lại kết quả gì cho ông. Con cá Kiếm là một đối thủ đẹp nhưng cuối cùng cũng bị ông lão tiêu diệt và trở thành chiến tích thảm thương vì không ai hiểu giá trị của nó. Ta có thể thấy đâu đây bóng dáng một xã hội loài người bất công và đầy rẫy những thống khổ. Trong xã hội loài người với nhau, trong cái xã hôi lão già đang sống ở đất liền kia, cũng đang có hàng ngàn đàn cá Mập hung hãm và tham lam không kém. Chúng đang ngồi dưng ăn bám, cướp đi không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức của người dân lao động. Trong xã hội ấy, những con người có chí căm thù và lòng dũng cảm muốn giải phóng đời mình, muốn cho những thành tựu lao động mình làm ra, mình được hưởng nhất định không thể chiến đấu cô đơn.

Mặt khác, đó cũng có thể là câu chuyện ngủ ngôn về cuộc đời của Hemingway với tư cách là một nghệ sĩ, lao động một mình để nhận ra giải thưởng nghệ thuật khó có được, để những nỗ lực của ông bị xé nát bởi những nhà phê bình “cá mập”. Sở dĩ chúng tôi đưa ra quan điểm như trên vởi chi tiết cuối tác phẩm.

Tiểu kết

Cuộc đời của Santiago chính là một minh chứng cho những bất lực của con người trước sức mạnh vô biên của vũ trụ. Đồng

thời, nhân vật cũng là hình tượng của con người có ý chí kiên cường, không khuất phục trước khó khăn, gian khổ. Định mệnh bi đát mà con người mang chính là những khát vọng cá nhân mình sẽ giết chết cơ thể bé nhỏ đang chứa đựng nó. Con người càng mang những lí tưởng sống tốt đẹp, dũng cảm thì càng gắn với cái chết bởi cái chết là thước đo cho mọi sự dũng cảm. Hemingway đã nói: “Ông già và biển cả là cuốn sách tôi muốn kết thúc mĩ

mãn cả một đời lao động sáng tạo. Viết nó quả khó khăn. Tuổi già đã đến bên tôi. Nhưng ít người chết vì già. Hầu như tất cả chết vì tuyệt vọng”.

KẾT LUẬN

Thế giới truyện ngắn Hemingway, sự thực chứng cho một cuộc sống bất thường của con người ở các nước phương Tây thời những năm 20-30 của thế kỉ, là bản cáo trạng về những vết thương của căn bệnh nan y – tinh thần được xem là sự mất mát, lạc lõng, chính là thành quả lao động nghệ thuật của Hemingway trong chính thời đại. Mô hình truyện ngắn mà Hemingway xây dựng không nhiều chi tiết. Với quan niệm càng bỏ được nhiều

những gì không cần thiết càng làm cho những cái còn lại mãnh mẽ hơn. Trên cơ sở đó, thế giới truyện ngắn của Hemingway không tạo nên một dòng chảy có đầu có cuối của một tiến trình câu chuyện. Những khoảng trống, những chỗ bỏ sót, tính chất dở dang trong sự biểu hiện chính là nằm trong sự sắp xếp có tính nghệ thuật của tác giả.

Cần thấy là về phía người đọc, những chiếc cầu nối được dựng lên có thể là tự sự tự liên hệ với kinh nghiệm bản thân nghĩa là làm sống lại những trải nghiệm hoặc là còn mới mẻ,hoặc là bị mai một. Cũng có thể trên cơ sở gợi mở của những tình hượng tiếp nhận mà liên tưởng, tưởng tượng ra hiện thực chưa từng trải qua trong cuộc sống của mình.

Nguyên lí tảng băng trôi của nhà văn với tính cô đọng hàm xúc đã đem lại những cách tân độc đáo với văn xuôi chủ nghĩa hiện thực của thế kỷ XX. Nhà văn đã đem đến trong tác phẩm của mình những nét độc đáo mới lạ tạo nên một tầm vóc lớn lao cả về tầng cao chiều sâu, bề rộng của Ông già và biển cả. Tác phẩm xuất hiện trên phần nổi của ngôn từ không nhiều, lối viết giản dị, xong phần chìm của nó rất lớn, bởi đã gợi lên nhiều tầng ý nghĩa mà người đọc phải rút ra. Ông già và biển cả chính là sự cô đúc tuyệt vời thể hiện những thủ pháp nghệ thuật độc đáo của Hemingway và tạo nên tên tuổi của ông.Tác phẩm của ông dù viết về đề tài gì, vấn đề gì thì tất cả đều nhằm mục đích:“viết một áng

Qua Ông già và biển cả, qua những gì Hemingway ngụ ý muốn bày tỏ, chúng tôi tự rút ra những ý kiến như sau. Trong cuộc sống này:

1. Một nửa của sự thật thì chẳng bao giờ là sự thật cả!

2. Dù cuộc sống có như thế nào, quan trọng là mình được sống đúng với chính mình.

3. Cuộc sống là một chảo dầu nóng, rất bỏng nhưng lại nhanh chín.

Một phần của tài liệu NGUYÊN lý TẢNG BĂNG TRÔI QUA THI PHÁP NHÂN vật ÔNG lão SANTIAGO TRONG “ÔNG GIÀ và BIỂN cả” của HEMING WAY (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w