Con người cô đơn mang khát vọng vươn tới cái đẹp, hướng tới tương la

Một phần của tài liệu NGUYÊN lý TẢNG BĂNG TRÔI QUA THI PHÁP NHÂN vật ÔNG lão SANTIAGO TRONG “ÔNG GIÀ và BIỂN cả” của HEMING WAY (Trang 31 - 37)

đẹp, hướng tới tương lai

Con người cô đơn được thể hiện chủ yếu qua đối thoại của

nhân vật Santiago.

Có thể nói ông lão Santiago đã không nói chuyện với bất kì ai trong làng trừ Manolin. Bởi có lẽ cậu bé chính là tình yêu, là niềm hy vọng, là tuổi trẻ của ông lão. Ông lão chia sẻ với Manolin như với chính người thân của mình. Santiago có lẽ rất yêu quý cậu bé. Có những câu thoại của Santiago như những triết lí, như những lời dạy bảo đối với đứa cháu Manolin của mình:

“Vậy thì hãy sống cho thật lâu và quan tâm đến bản thân mình – ông lão nói”.

Trong đối thoại một chiều, ông lão vẫn luôn nhắc đến Manolin. Ông từng thốt lên: “Giá mà ta có thằng bé – ông lão

nói lớn” đến 8 lần. Rồi cả những đoạn thoại lão tự nói với mình

về con cá Kiếm, về đám cá dorado: “Mày cảm thấy thế nào hả

cá? – ông lão nói lớn… Thịt cá dorado này càng tuyệt vời khi nấu chín bao nhiêu –lão nói…”. Tất cả nói lên tình trạng cô độc của

lão trên đại dương mênh mông. Không những thứ, nhân vật còn tự nói to, lẩm bẩm một mình như một thói quen từ khi không có Manolin đi cùng đã trở thành một điệp khúc về một con người cô độc trên cuộc đời. Ông hiểu chỉ có Manolin mới có thể lấp đầy khoảng trống lớn trong tâm hồn mình. Biển hiền hòa và có thể đem lại cho ông những người bạn nhưng ông cần được giao tiếp,

cần được nghe tiếng của con người. Người đọc phải sống hết mình với câu chuyện của nhân vật, dùng trí tưởng tượng của mình, kinh nghiệm sống và tâm hồn mình đắp vào những hình ảnh về hiện thực con người mới được tác giả phác họa trong vài ba nét trong những câu đối thoại vu vơ làm cho nó sống lại thành những bức tranh sinh động, hình tượng hoàn chỉnh. Từ đó, giúp cho độc giả tự mình giao lưu với nó. Cuối cùng, khi gập trang sách lại, người đọc hiểu hết được ý nghĩa ẩn giấu đằng sau đó và cảm thấy từng trải hơn.

Việc ông lão nhắc đến Manolin đến 8 lần làm nhói lên nỗi khao khát được tâm sự, được nghe tiếng của con người. Việc ông lão nói chuyện với mây trời, cá, chim thể hiện khao khát được hòa đồng, được làm bạn với thiên nhiên. Và hơn thế, ông không chỉ mơ tới tương lai mà còn mơ về quá khứ, thời mà ông được chiêm ngưỡng đàn sư tử trên bãi biển châu Phi, được chơi cá ngựa,…

Santiago khao khát hòa nhập với xã hội nhưng công việc ông phải làm lại càng kéo ông ra xa. Lão phải lựa chọn: “Sự lựa

chọn của mình là đến tìm nó ở nơi cách xa với loài người. Cách xa tất cả loài người trên trái đất. Bây giờ mình và nó bị dính chặt vào nhau kể từ buổi trưa. Và chẳng có ai giúp đỡ mình hoặc nó”.

Cuối tác phẩm, Santiago có thoại một câu khi gặp lại Manolin: “Đại dương vô cùng vô tận, thuyền câu thì quá ư nhỏ

bé nên khó nhìn thấy. Lão nhận thấy được nói chuyện với ai đó thì dễ chịu hơn phải tự nói với chính bản thân mình hay với biển

cả”. Vậy là lão muốn hòa nhập. Lão muốn trò chuyện và kể hàng

ngàn câu chuyện ra khơi của mình cho người khác chứ không phải cất riêng thành kí ức trong tâm trí của lão. Lão muốn đối thoại chứ không phải là độc thoại nữa. Lão đã quá mệt mỏi với việc tự gồng mình lên với tất cả. Có lẽ nói ra với người khác chắc sẽ nhẹ lòng hơn.

Một ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau giấc mơ của Santiago về những con sư tử được coi là một ý tưởng về thế giới bên kia hoặc là thiên đường. Một ông già, Santiago không còn mơ ước thành công và xung đột trong cuộc sống. Thay vào đó, ông lão mơ ước một "nơi" hoàn toàn khác, ở đâu đó bên ngoài bối cảnh xã hội của thành tích, thành công và thất bại mà lão đã sống trong quá lâu trong đó.

Lời kể của Santiago kể lại rằng những con sư tử mà ông đã thấy trên bờ biển châu Phi là một phần của một bộ ảnh, ký ức đẹp như tranh vẽ và nguyên sơ. Châu Phi trong ông là một nơi hòa bình, an toàn. Đáng chú ý, nhiều sự kiện và yếu tố trong cuộc đời ông và tham vọng của cuộc đời ông không có trong giấc mơ của những con sư tử. Ông không còn mơ về những cơn bão, cũng không phải phụ nữ, cũng không phải là những sự kiện lớn, cũng không phải là cá lớn, cũng không phải chiến đấu, cũng không phải là cuộc thi về sức mạnh, thậm chí cũng không mơ về người thân mà chỉ là những con sư tử trên bãi biển.

Con sư tử được sử dụng như một biểu tượng cho Chúa Kitô trong biểu tượng của Kitô giáo. Chúng ta có thể lập luận rằng giấc mơ của những con sư tử không chỉ là giấc mơ về thiên đường nói chung mà cụ thể là giấc mơ gặp gỡ Chúa Kitô ở thế giới. Chúng ta thường hiểu là một câu chuyện ngụ ngôn về tôn giáo, trong đó ông già chịu đựng nhưng hành động theo bản chất của mình, chấp nhận số phận của mình và tuân theo ý muốn của Thiên nhiên (hoặc Thiên Chúa).

Cuộc chinh phục con cá Kiếm của Santiago cũng chính là hành trình đến với cái đẹp của lão. Sau những cơn giận của biển cả, ông lão thấy biển cũng rất đẹp với bản chất vốn có của nó, cả của những sinh vật tồn tại trong nó. Lão thấy con cá Kiếm, khi còn sống là một thực thể rất, rất đẹp. Nó xuất hiện qua những vòng lượn. Nó làm cho lão già Santiago phải mệt lử, chân tay đau nhức, đầu óc choáng váng. Vẻ đẹp lấp lánh, vây đen có pha sọc màu tím của nó khiến Santiago phải thán phục. Ông đã từng thốt lên: “ Tao chưa thấy ai hùng dũng, cao thượng hơn mày”. Ông phải giết con cá nhưng lại ta thiết cầu khẩn: “Đến đây! Đến đây

để giết ta này, ta không quan tâm việc ai giết ai nữa”. Nhưng khi

lão phi lao vào con cá, và nó lao vút mình lên khỏi mặt nước để phô diễn vẻ đẹp của mình lần cuối cùng, rồi nằm lặng lẽ trong một vũng máu loang lổ, thì Santiago lại thấy nuối tiếc. Cái ông nhận được là một cái xác cá, một thứ rất tầm thường, nếu có khác chỉ là một cái con cá to mà thôi. Bây giờ, khi con cá phơi cái bụng

trắng hếu của mình lên khỏi mặt nước, nó không còn đẹp nữa, cho dù vẫn là vẻ lấp lánh ấy, cái vây đen có pha sọc màu tím ấy, nhưng cái vẻ đẹp ấy nó quá trần trụi, nó không còn vẻ bí ẩn như những ngày đầu, giống như việc con cá bây giờ đã có một chiều dài chính xác, chứ không còn hùng vĩ khó đoán định như ở những vòng lượn đầu tiên.

=> Con cá, biết đâu cũng giống như giấc mơ của mỗi chúng ta. Nhìn từ xa, nó rất đẹp đẽ, hào nhoáng, nhưng đến khi chạm tay vào rồi mới thấy rằng nó thật gần gũi, giản đơn. Có chăng chỉ là chúng ta đã đi quá xa để tìm kiếm những ảo mộng, mà không suy xét, lường trước đến giá trị thật sự của những ước mơ đầy vẻ cao xa, huyền bí đó. Hoặc cũng có thể, cuộc đời là một giấc mơ không hồi kết, con người thấy không bao giờ là đủ, mà lúc nào cũng muốn đi đến những chân trời xa hơn, hào nhoáng hơn, đáng khát vọng hơn.

Tiểu kết

Bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX, nhân cách của những con người bình thường trong thế giới tư bản chủ nghĩa phát triển buộc phải độc lập đối mặt với cuộc sống nhỏ hẹp của chính mình, có cảm giác như không còn điểm tựa ở những chuẩn mực tôn giáo, đạo đức khác. Con người chỉ có thể trông cậy vào chính mình, anh ta trở nên xa lạ với thế giới, với những người khác và cố tình trở nên xa lạ với chính bản chất người như một thực thể xã hội.

Dostoiepxki quan niệm “Thượng đế đã chết” kêu gọi con người định hướng vào ý chí vươn tới quyền lực của chính mình để thực sự trở thành siêu nhân, những cảm giác lạc lõng giữa cuộc đời vẫn không ngớt dằn vặt những nhân cách lớn. Sau đến chủ nghĩa hiện sinh của A. Camus, J.P.Sartre, với sự phi lý của thế giới đã phần nào cướp đi của con người khát vọng hòa nhập trong khi con người cần có niềm tin và hy vọng.

Khác với nhiều nhà văn hiện đại chủ nghĩa khác, Hemingway không đoạn tuyệt với quá khứ mà muốn dựa vào kinh nghiệm của các nhà văn thế kỷ XIX để tìm đường vượt qua bi kịch xa lạ bằng cách thường xuyên đọc cách tác phẩm của Shakepear, Balzac, Tolstoy, Shekhov,... Từ đó thể hiện cảm nhận chưa được ý thức hết của những con người bình thường và nhỏ bé về sự xa lạ của mình với bản chất người, sự khủng khiếp của cái bình thường trong cuộc sống và khát vọng thay đổi cuộc sống chứ không đầu hàng nó.

Xét trong mối tương quan với thế hệ vứt đi thì nguyên lí Tảng băng trôi gợi liên tưởng đến một cái gì đó to lớn, lạnh lẽo, chuyển động trong môi trường trong suốt tạo khả năng truyền tải đến người đọc ấn tượng về sự xa lạ, lạc lõng của một thế hệ những con người mất phương hướng trong thế giới hiện đại sau chiến tranh và khát vọng hòa tan với mọi người trong một môi trường, một cuộc sống không còn sự xa lạ nữa.

Sau tất cả ông lão nhận ra rằng: con người nếm mùi thất bại

mới giản dị làm sao. Ý thức được điều đó chứng tỏ Santiago đã

đắc đạo rồi. Như triết học Phương Đông, con người chỉ có ai biết sống xứng đáng mới bình thản trước cõi vĩnh hằng. Bất kể là thắng lợi hay thất bại thì ông cũng hoàn thành nên ông thanh thản dù phải chịu đựng những gì.

Một phần của tài liệu NGUYÊN lý TẢNG BĂNG TRÔI QUA THI PHÁP NHÂN vật ÔNG lão SANTIAGO TRONG “ÔNG GIÀ và BIỂN cả” của HEMING WAY (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w