Nêu mục tiêu, phương hướng và các giải pháp mở rộng, nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại ở Việt Nam? Quan điểm Đại hội XII của ĐCSVN về

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG DÙNG CHO ĐẠI HỌC (Trang 49)

quan hệ kinh tế đối ngoại ở Việt Nam? Quan điểm Đại hội XII của ĐCSVN về phương hướng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại (KTĐN)?.

Trả lời:

Ý 1. Khái niệm kinh tế đối ngoại (KTĐN)

KTĐN là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghệ của một quốc gia nhất định với quốc gia khác hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác.

Ý 2. Mục tiêu mở rộng quan hệ KTĐN ở Việt Nam

Mở rộng quan hệ KTĐN ở Việt Nam là nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ý 3. Phương hướng cơ bản nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả KTĐN ở Việt Nam:

Một là, đa phương hóa quan hệ KTĐN và đa dạng hóa các hình thức KTĐN Hai là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần

phát huy tối đa nội lực, dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại có hiệu quả.

Ba là, phát triển quan hệ KTĐN ở Việt Nam vừa phải tuân theo cơ chế thị

trường, vừa phải chú ý củng cố, phát triển KTTT định hướng XHCN, làm cho mỗi bước tiến của quan hệ KTĐN phải là một bước tiến của KTTT định hướng XHCN.

Ý 4. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả KTĐN ở Việt Nam Một là, đảm bảo ổn định về môi trường chính trị, kinh tế, xã hội. Hai là, có chính sách thích hợp đối với từng hình thức KTĐN.

Ba là, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Bốn là, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động KTĐN. Năm là, xây dựng đối tác và tìm kiếm đối tác trong quan hệ KTĐN.

Ý 5: Quan điểm Đại hội XII của ĐCSVN về phương hướng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại:

“Đảm bảo lợi ích tối cao của Quốc gia – Dân tộc trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc cơ bản của luật pháp Quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG DÙNG CHO ĐẠI HỌC (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w