Nêu các thành phần kinh tế đang tồn tại ở Việt Nam hiện nay theo quan điểm Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam? Trình bày đặc điểm, vai trò và

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG DÙNG CHO ĐẠI HỌC (Trang 34 - 35)

điểm Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam? Trình bày đặc điểm, vai trò và phương hướng phát triển thành phần kinh tế nhà nước?

Trả lời:

Ý 1. Khái niệm thành phần kinh tế (TPKT)

TPKT là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế được đặc trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất, tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định. Trong đó, căn cứ vào quan hệ sản xuất thống trị (hạt nhân là quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất) để xác định từng TPKT cụ thể.

Ý 2. Các TPKT ở Việt Nam hiện nay.

Đại hội XII ĐCSVN (2016) xác định ở Việt Nam hiện nay tồn tại 4 TPKT là: TPKT Nhà nước, TPKT tập thể, TPKT tư nhân, TPKT có vốn đầu tư nước ngoài.

Ý 3. Đặc điểm vai trò và phương hướng phát triển TPKT nhà nước Ý 3.1. Đặc điểm TPKT nhà nước

Dựa trên sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất gồm: Các doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt ở các ngành, lĩnh vực và địa bàn quan trọng của đất nước, tài nguyên quốc gia và tài sản do Nhà nước quản lý như: Đất đai, rừng, biển, hầm mỏ, quỹ dự trữ quốc gia, ngân sách, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp ở các TPKT khác.

Ý 3.2. Vai trò của TPKT nhà nước

TPKT nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thể hiện ở 2 nội dung:

Một là, các doanh nghiệp nhà nước đi đầu ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng

cao NSLĐ, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.

Hai là, kinh tế Nhà nước là chỗ dựa để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ

mô nền kinh tế. Nó hỗ trợ và lôi cuốn các TPKT khác phát triển theo định hướng XHCN.

Ý 3.3. Phương hướng phát triển TPKT nhà nước, ĐH XII ĐCSVN chủ trương:

- “Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN theo hướng: Tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, nhũng địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh, những lĩnh vực mà các doanh nghiệp thuốc các TPKT khác không đầu tư.

- Đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Hoàn thiện thể chế định giá đất đai, tài sản hữu hình và vô hình trong cổ phần hóa theo nguyên tắc thị trường.

- Kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, quản lý và nâng cao năng lực quản trị DNNN phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo công khai minh bạch các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

- Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công theo hướng nâng cao chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự và tài chính. “Xã hội hóa lĩnh vực dịch vụ công và thu hút các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG DÙNG CHO ĐẠI HỌC (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w