Không có sản phẩm cạnh tranh trong tầm giá cao

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của Vsmart trong bối cảnh hiện nay (Trang 39 - 43)

Giấc mơ smartphone Việt của VinGroup đã mở màn vào ngày 14/12/2019 tại sự kiện được tổ chức tại TP HCM. Vsmart ra mắt 4 mẫu smartphone giá rẻ và tầm trung với giá khởi điểm từ 2,5 đến 6,3 triệu đồng. Nhưng cũng trong cùng sự kiện, VinGroup cũng công bố một tham vọng lớn hơn: sẽ có thêm V Smart Lux thuộc phân khúc cao cấp và V Smart Super Lux thuộc phân khúc siêu cao cấp. Tên gọi "Lux" bắt nguồn từ cụm từ "luxury" (sang trọng), cũng là cái tên được đặt cho 2 dòng sedan và SUV tiền tỷ của VinFast. Nhưng trái ngược với những gì đã hứa hẹn, những chiếc smartphone Lux vẫn bặt vô ân tín. Thậm chí VSmart tập trung chủ yếu vào tầm thấp sau khi chiếc Vsmart Live vốn ra mắt với định vị tầm trung chỉ 3 tháng sau đã giảm giá gần một nửa. Ở mức giá hiện tại chỉ hơn 3 triệu đồng VSmart Live đánh bật điện thoại Trung Quốc khỏi cuộc chạy đua ở phân khúc này. Đây là điều mà chưa thương hiệu Việt Nam có thể làm được.

Ngay tại thời điểm công bố tham gia vào phân khúc cao cấp, đây là ý tưởng khá tồi tệ. Bởi đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Iphone và dòng Galaxy S, Galaxy Note. Apple vẫn là ông vua trong làng cao cấp với thị phần áp đảo ở tất cả khung giá, trong đó Iphone chiếm đến 79% khung giá 20 triệu mà Lux từng nhắm tới. Sản phẩm cao cấp nhất hiện nay là Iphone 11, chuẩn bị ra mắt iphone 12 nhưng những chiếc iphone đời cũ như iphone 8 trở lên vẫn áp đảo phân khúc 10 đến 15 triệu. Những chiếc điện thoại cao cấp iPhone của Apple sử dụng những thành phần chất lượng tốt hơn và có thời gian tồn tại lâu hơn, vậy nên khả năng giữ giá trị của chúng cũng tốt hơn, Tại thời điểm ra mắt iphone X vào tháng 11 năm 2017 được chào bán với giá 26 triệu đồng. Điều này khiến nó trở thành chiếc điện thoại đắt giá nhất trên thị trường vào thời điểm đó. Vậy nên người dùng luôn muốn chờ để mua những những sản phẩm cao cấp đời cũ với mức giá hấp dẫn. Iphone chưa bao giờ giảm nhiệt trong thị phần cao cấp của mình. Bỏ qua Iphone, cái tên máu mặt tiếp theo được người dùng cân nhắc lựa chọn là Samsung. Điều khó khăn tiếp theo khi tham gia phân khúc cao cấp là đang phân khúc này có xu hướng đi xuống. Đại dịch Cov đã là nền kinh tế toàn cầu suy sụp và thiệt hại nặng nề, kèm theo đó là các tệ nạn xã hội. Các cửa hàng Iphone ở Mỹ cũng đập phá và cướp các sản phẩm trong đó. Sự suy giảm của nền kinh tế khiến cho người tiêu dùng cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Những sản phẩm cao cấp không còn là mục tiêu của nhiều người nữa. Thay vào đó để tiết kiệm ngân sách, các dòng tầm trung và cả tầm thấp được ưu tiên hơn.

Tuy nhiên, với xu hướng hiện nay, sản xuất các dòng máy cao cấp sẽ phải xảy ra trong tương lai. Công suất siêu nhà máy VSmart tại Hòa Lạc đạt mức 125 triệu máy 1 năm trong khi thị trường Việt Nam mỗi năm chỉ tiêu thụ được trên dưới 15 triệu máy. Mặc dù con số 125 triệu máy/năm sẽ bao gồm cả Vsmart lẫn sản phẩm gia công, Vsmart rõ ràng sẽ không thể giới hạn tham vọng của

mình trên thị trường nội địa. Tham vọng toàn cầu bắt buộc VinGroup phải đa dạng dòng máy để phù hợp với đa dạng các thị trường. Những thiết bị giá rẻ và trung bình bán tại Lào và Campuchia đem lại doanh số cao hơn những chiếc Iphone của Apple. Muốn tấn công vào thị trường châu Âu giàu có, những dòng cao cấp là lựa chọn số một. Điều này cũng có nghĩa rằng Vsmart buộc phải hướng dần sang các phân khúc giá cao hơn. Thị trường smartphone toàn cầu đã chững lại trong suốt 3 năm qua nhưng giá smartphone đến tay người dùng vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là tại các thị trường chớm bão hòa như Trung Quốc. Người dùng không còn mua mới điện thoại nữa, nhưng khoản tiền họ chi cho chiếc điện thoại thứ 2 hoặc thứ 3 sẽ ngày một gia tăng. Phân khúc cao cấp giờ đây lại là thị trường béo bở cho những người mới tham gia. Gần như bất kỳ một hãng điện thoại quốc tế nào cũng đều có động thái đón đầu trào lưu này. Bên cạnh smartphone cao cấp thường, Apple và Samsung năm qua đã ra mắt các sản phẩm cao cấp giá mềm như Galaxy S10e hay iPhone XR, iPhone 11 để đón đầu nhóm người dùng nâng cấp từ tầm trung. Các thương hiệu vốn gắn liền với giá rẻ như Xiaomi hay OPPO cũng gia tăng số lựa chọn đắt đỏ, riêng OPPO thậm chí còn ra mắt hẳn một dòng sản phẩm mới (Reno) để tấn công vào phân khúc cận cao cấp đang nóng dần.

Là kẻ đi sau, V Smart bắt buộc cũng phải sớm có vũ khí đối đầu: người dùng mua Joy+ hay Bee 3 cũng sẽ có ngày nâng cấp, và nếu Vsmart không có Lux hay Superlux, họ sẽ chuyển sang mua Samsung hoặc OPPO để thay thế. Cuộc chuyển dịch từ smartphone giá rẻ sang cao cấp cũng đem lại lợi nhuận cao hơn. Chi phí linh kiện và lắp ráp từ smartphone tầm thấp sang smartphone cao cấp không chênh lệch quá nhiều. Chuyển hướng từ smartphone giá rẻ sang smartphone cao cấp sẽ giúp Vsmart mang về cho VinGroup những khoản lãi cao hơn hiện nay. Với tình hiện tại V Smart là công cụ đốt tiền vẽ tương lai

của Vingroup, hướng đi duy nhất mà Vsmart có thể theo đuổi là chuyển hướng sang smartphone đắt hơn, sang trọng hơn.

KẾT LUẬN

Chỉ hơn 2 năm tham gia thị trường, xây dựng và phát triển công ty nhưng VSmart đạt được những thành công đột phá không ai có thể phủ nhận. Những yếu tố giúp Vsmart nắm giữ cơ hội, vượt qua thử thách chính là sự cố gắng của các kỹ sư công nghệ Việt Nam, sự tạo lập mối quan hệ với các tập đoàn công nghệ thế giới, nền tảng tài chính vững mạnh của công ty mẹ Vingroup. Các sản phẩm smartphone công nghệ ra đời đáp ứng nhu cầu smartphone của người tiêu dùng, củng cố lại thương hiệu Việt Nam, giành được thị phần lớn. Chính tầm nhìn và nỗ lực vượt trội của Vsmart đã giúp công ty thành công đáng kể và ngày càng vững chắc.

Tài liệu tham khảo

1. Diệp Trà (2020), Vsmart bắt tay Pininfarina sản xuất điện thoại thế hệ mới.

2. Hoàng Ngân (2020 ) , Vsmart đã thay đổi thị trường Việt Nam như thế nào, Hà Nội, tháng 6/2020

3. Kim Thanh, 15/4/2020, “VSmart chiếm 18% thị phần: Bước vững sang giai đoạn mới”, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Hồ Chí Minh.

4. Mai Anh , 02/06/2020, “Hành trình 2.0 của Vsmart trong làng điện thoại Việt”, Báo Pháp luật Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Hải (2020), Điện thoại Việt gian nan tìm thị phần, Báo Người lap động, Hà Nội.

6. Tường Vy (2020). “Vsmart - Từ hiện tượng đến thế lực smartphone Việt”.

7. Trọng Vũ, 15/12/2018, Vsmart - khởi đầu cho “hệ sinh thái” các sản phẩm điện tử của Tập đoàn Vingroup, Báo Tuổi trẻ Thủ Đô, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của Vsmart trong bối cảnh hiện nay (Trang 39 - 43)