Cạnh tranh tại phân khúc giá trung bình

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của Vsmart trong bối cảnh hiện nay (Trang 31 - 34)

Thu nhập của người dân đã tăng đáng kể trong 10 năm qua và dự kiến tiếp tục tăng do chính sách mở cửa thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Mức thu nhập bình quân đầu người sẽ ở mức 4.900 - 5.200 USD vào năm 2030, dẫn tới việc gia tăng sức mua và thay đổi cơ cấu, phương thức tiêu dùng của người dân. Hoàn cảnh kinh tế của một người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn sản phẩm của người đó. Trước đây, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng để ý nhiều nhất về yếu tố giá cả. Giá cả càng rẻ càng thu hút sự chú ý hơn. Đơn giản vì do thu nhập nhập của người tiêu dùng không đủ dư dả để chọn những sản phẩm thời thượng, có phong cách mới lạ tất nhiên là giá bán cao hơn rất nhiều. Trước đây trên thị trường Việt đang tràn ngập các sản phẩm Trung Quốc mang nhãn mác quảng cáo hàng Việt giá siêu rẻ. Với mức thu nhập thấp, đây vẫn là mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng mà không cần quan tâm đến chất lượng hay xuất xứ. Mặc dù việt Nam cố gắng sản xuất để người Việt dùng hàng Việt nhưng với quy mô sản xuất nhỏ lẻ và chi phí cao không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Hàng Việt không được ưa thích còn do tâm lí ham rẻ hay sính hàng ngoại của một bộ phận người dân nhất là những người có thu nhập cao, thích thời trang, hàng hiệu. Để lấy lại lòng tin nơi người tiêu dùng Việt cũng như bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình từ chính những gian thương làm ăn bất chính, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối sản phẩm cần phải tạo niềm tin tiêu dùng cho khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Dây chuyền sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài đạt tiêu chuẩn quốc tế. Người lao động được trang bị và học hỏi những kỹ năng về công nghệ, nâng cao trình độ tiếp cận công nghệ mới nhất. Những điều này làm người dân có suy nghĩ khác về sản phẩm made in Việt Nam. Được sản xuất từ quy trình công nghệ nước ngoài nên chất lượng không kém hàng ngoại nhập. Giá thành rẻ hơn hàng ngoại nhập do các

loại hàng rào thuế quan đội giá lên rất nhiều. VSmart đã và đang nghiêm túc đầu tư hệ thống kiểm định với thiết bị cao cấp để nâng cao cấu hình smartphone. Cùng với đó là hợp tác với các tên tuổi hàng đầu thế giới như Qualcomm, Google sẽ làm tăng uy tín, tạo sự tin tưởng với những người chuộng hàng ngoại.… Ngày 4 tháng 5 mới đây, VinSmart công bố hợp tác chiến lược với Pininfarina - công ty nổi tiếng về thiết kế công nghiệp tại Italia để thiết kế điện thoại thông minh thế hệ mới có ngôn ngữ đặc trưng, chất lượng năng hiệu hội tụ với vẻ ngoài thanh lịch tinh tế thỏa mãn con mắt của khách hàng không chỉ trong nước mà còn thế giới . Dự kiến dòng cuối năm năm dòng smartphone thế hệ mới của Vsmart sẽ xuất hiện trên thị trường Việt Nam.

Đến hiện tại, rất nhiều người ưu tiên cân nhắc lựa chọn giá trị mà họ nhận được chứ không phải đơn thuần là giá cả. Sau đó mới đến chất lượng, tính năng. Người tiêu dùng dư dả hơn để có thể chạy theo những mặt hàng mốt. Người mua sẽ yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, an toàn. Trong nhóm tiêu dùng cho lương thực thực phẩm xu hướng ưa chuộng các mặt hàng có nguồn gốc tự nhiên, nhu cầu về đa dạng hóa sản phẩm và quan tâm đến các mặt hàng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Đối với smartphone cũng như vậy, người mua đã dần thay đổi cách suy nghĩ ưu tiên ủng hộ thương hiệu Việt, các chế độ hậu mãi và bảo hành. Người tiêu dùng thích tập trung vào thiết bị có giá trung bình và cao hơn là luôn yêu cầu 1 sản phẩm ngon bổ rẻ. Bởi tư tưởng người Việt chính là của rẻ là của ôi, rẻ chưa chắc đã tốt. Làm tốt điều VSmart có cơ hội hơn giành được thị phần từ các bên nước ngoài. Với trình độ sản xuất của người Việt hiện nay chất lượng sản phẩm có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài. Thu nhập cao làm cho phân khúc tầm trung bùng nổ. Bee/ Bee 3, Star/ Star 3 phiên bản Joy 3 2GB RAM và 32GB ROM là những sản phẩm chủ lực là tăng nhanh chóng phần của VSmart. Xét theo góc độ xu

hướng tiêu dùng, tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng lương thực, thực phẩm sẽ giảm mạnh; trong khi gia tăng khoản chi tiêu cho nhà cửa, giáo dục, giải trí, du lịch và nhà hàng. Người tiêu dùng Việt Nam sẽ chú tâm hơn trong việc lựa chọn các thiết bị thông minh như điện thoại thông minh, ti vi,.. đang là mục tiêu sản xuất của VSmart. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mua sắm trực tuyến qua mạng, truyền hình, điện thoại di động sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam. Ở nông thôn, miền núi, phương thức mua sắm cũng sẽ thay đổi dần theo hướng hiện đại.

Trong phân khúc tầm trung, Vsmart sẽ phải đối mặt với hai hãng smartphone của Trung Quốc đang thịnh hành là Xiaomi và Oppo. Do VSmart là hãng đi sau, nên chắc chắn việc gây dựng được lòng tin tới khách hàng với Vsmart sẽ rất khó khăn khi hai thương hiệu trên đã xây dựng được chỗ đứng khá vững chắc. Tuy nhiên, Vsmart không phải không có lợi thế của mình để giành phần thắng trong cuộc chiến này. Với Oppo và Xiaomi mặc dù chất lượng và mức giá khá cạnh tranh nhưng họ là những nhà sản xuất gắn mác “made in China”, trong khi Vsmart lại là smartphone chính bàn tay của người Việt trên mảnh đất Việt Nam sản xuất. Rõ ràng yếu tố sản xuất từ Việt Nam giúp chúng ta có lợi thế hơn, ghi điểm trong mắt người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chiến lược giúp Vsmart có lợi thế chiếm thị phần smartphone cũng khá giống khi ra mắt sản phẩm ô tô và xe điện VinFast mới đây, đó là chiến lược khuyến mại lớn.Theo đó, khách hàng mua Vsmart sẽ có chế độ bảo hành điện tử với thân máy dài nhất:18 tháng. Thời gian bảo hành đổi máy mới của Vsmart cũng dài chưa từng có với chính sách “101 ngày bảo hành 1 đổi 1”. Bên cạnh đó còn là chính sách giá “3 Không”: không tính chi phí khấu hao, không tính chi phí tài chính vào giá thành sản phẩm và không tính lãi. Giá bán sẽ bằng đúng giá thành sản phẩm cộng với chi phí bán hàng.

Một phần của tài liệu Cơ hội và thách thức của Vsmart trong bối cảnh hiện nay (Trang 31 - 34)