THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM THỰC HIỆN
3.1. Nhận xét
3.1.1. Ưu điểm
Thứ nhất, với các công ty kiểm toán độc lập lớn ở Việt Nam như: Công ty TNHH
Deloitte Việt Nam, Công ty TNHH KPMG Việt Nam, Công ty TNHH Ernst&Young Việt Nam, Công ty TNHH PwC… được hỗ trợ bởi phần mềm kiểm toán ví dụ như phần mềm chọn mẫu, phần mềm kiểm tra hệ thống thông tin khách hàng và các chương trình kiểm toán riêng… Đây là công cụ hữu ích giúp nâng cao chất lượng của việc đánh giá rủi ro cũng như giảm thiểu thời gian của việc đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC.
Thứ hai, các công ty kiểm toán đa phần thực hiện đánh giá rủi ro ở cả mức cấp độ
CSDL và cấp độ BCTC với những tài khoản và thuyết minh quan trọng. Từ đó, KTV tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán nhờ việc xác định lịch trình, nội dung của các thủ tục kiểm toán áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán từ đó thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp.
Thứ ba, Trong quá trình kiểm toán, để đảm bảo công tác kiểm toán đạt chất lượng cao cũng như tuân thủ các quy tắc kiểm toán trong và ngoài nước, các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam đã chú ý đến việc vận dụng các chuẩn mực kiểm toán vào thực tiễn công tác kiểm toán của mình một cách phù hợp với thực tiễn kiểm toán tại công ty khách hàng. Với công tác đánh giá rủi ro kiểm toán: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 “Mục tiêu tổng thể của KTV và công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường đơn vị”, VSA 402 “Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài”, VSA 540 “Kiểm toán các ước tính kế toán (bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan)” và các chuẩn
mực có liên quan đã được KTV của các công ty kiểm toán chú trọng trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán.
Thứ tư, một số công ty như Delloite Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán CPA
Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán Độc lập quốc gia Việt Nam VNFC , Công ty TNHH Kiểm toán VFA, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC,… đã xây dựng được bảng câu hỏi quy chuẩn trong đánh giá để áp dụng vào các cuộc kiểm toán cụ thể, tạo thuận lợi cho kiểm toán viên trong quá trình đánh giá, giúp KTV thực hiện đánh giá đầy đủ hơn về rủi ro kiểm toán, từ đó đảm bảo và ngày càng nâng cao được chất lượng kiểm toán.
3.1.2. Hạn chế
Thứ nhất, Hầu hết các công ty kiểm toán nhỏ và vừa chưa xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC hoặc có nhưng chưa đầy đủ, một số công ty không phân công rõ ràng về trách nhiệm của các chức danh ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Thứ hai, Việc tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh được coi là nhân tố
ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá rủi ro tuy nhiên tại một số công ty kiểm toán có quy mô nhỏ và vừa thường bỏ qua hoặc ít thực hiện các thủ tục trong việc tìm hiểu này, chỉ có một số công ty lớn, công ty thuộc nhóm Big 4 thực hiện đầy đủ đánh giá rủi ro theo chương trình riêng. Một số công ty chỉ in hướng dẫn của chương trình kiểm toán mẫu để lưu hồ sơ mà không mô tả chu trình kinh doanh khách hàng, nhiều công ty chưa sử dụng đúng các mẫu hướng dẫn của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).
Thứ ba, Việc tìm hiểu về kiểm soát nội bộ ít được KTV của các công ty kiểm toán quan tâm đúng mức, một số công ty chưa có sự tìm hiểu kiểm soát nội bộ một các kỹ lưỡng nên những thủ tục đánh giá, nhận diện, khoanh vùng rủi ro thể hiện trong hồ sơ chưa được tốt dẫn đến chưa sử dụng được để thiết kế các thủ tục kiểm toán.
Thứ tư, Một số công ty kiểm toán chưa sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro trong
Thứ năm, Việc soát xét giấy tờ làm việc chưa thực hiện đầy đủ ở các giai đoạn của cuộc kiểm toán: các công ty lớn thường soát xét tất cả các khâu, nhiều công ty chú tâm soát xét những giai đoạn sau chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu kiểm tra từ bên ngoài.