Hạn chế do nguyên nhân khách quan.
Một là: Việt Nam hiện vẫn đang là một nước đang phát triển, nền kinh tế Việt Nam còn yếu kém, thu chi ngân sách chưa hiệu quả, Chính phủ thường xuyên phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ vào những lĩnh vực như xây dựng trường học, đường xá…để huy động vốn trong xã hội làm hạn chế và phân tán tiền gửi của nền kinh tế vào ngân hàng. Mặt khác, thu nhập của người lao động như tiền lương, tiền công còn thấp, số tiền để dành, tích lũy của người dân còn ít nên khả năng thu hút vốn của ngân hàng bị hạn chế.
Hai là: Cơ chế quản lí của Nhà Nước về tiền tệ chưa chặt chẽ, đồng bộ, chưa kiểm soát được sự biến động của tỉ giá, giá vàng trên thị trường, chưa ổn định được giá trị của đồng bản tệ…khiến cho người dân thích nắm giữ vàng, ngoại tệ và những tài sản có giá trị ngoại tệ khác hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Điều này hạn chế sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung và của ngân hàng nói riêng đặc biệt là với công tác huy động vốn của ngân hàng.
Ba là: Thói quen của người tiêu dùng Việt Nam là dùng tiền mặt và thói quen đó vẫn chưa thay đổi nhiều cho tới nay, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đời sống xã hội chưa được mở rộng nên một lượng tiền nhàn rỗi đang năm rải rác trong dân cư làm hạn chế lượng vốn huy động của ngân hàng. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang liên tục tăng trưởng, tuy nhiên giá cả trong nước chưa được kiểm soát, còn chịu tác động mạnh của sự biến động giá vàng, ngoại tệ và bất động sản…Do vậy, đã làm ảnh hưởng lớn tới tâm lí người tiêu dùng. Hầu hết người dân Việt Nam đều chỉ muốn gửi tiền với thời hạn ngắn, khi có biến động gì không có lợi thì sẽ dễ dàng xử lí hơn là gửi dài hạn.
là vấn đề thời sự nóng bỏng cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây tuy lãi suất huy động vốn nội tệ của Việt Nam có cao, nhưng những người gửi vẫn bị thiệt thòi khi tỷ giá đồng Việt Nam so với các ngoại tệ khác chưa hợp lí và sự biến động giá vàng trên thị trường cũng như giá nhà đất ở các thành phố lớn. Với sự biến động mạnh và khó dự báo của tỉ giá, giá vàng và bất động sản như hiện nay thì mức lãi suất của các ngân hàng vẫn chưa đủ hấp dẫn người gửi tiền. Trong bối cảnh đó, các NHTM vẫn chưa đưa ra được các giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền nên không thu hút được những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư vào ngân hàng.
Năm là: Sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán đã thu hút một lượng tiền lớn trong nền kinh tế làm hạn chế khả năng huy động vốn của ngân hàng. Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động và trở nên sôi động. Chính vì vậy mà một phần lớn nhà đầu tư kể cả doanh nghiệp cũng như cá nhân dám chấp nhận rủi ro để tìm được mức lợi nhuận cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng chỉ để được hưởng mức lãi suất cố định. Thêm vào đó, thị trường bất động sản trong những năm vừa qua cũng đã rất phát triển, thu hút một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế đầu tư vào đó. Vì thế, trong điều kiện đó đã ít nhiều làm ảnh hưởng tới khả năng mở rộng huy động vốn của ngân hàng.
Sáu là: Sự xuất hiện của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn với các chiến lược cạnh tranh ưu việt, đặc biệt là cạnh tranh về giá đã ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Việt Nam gia nhập WTO và theo đúng lộ trình cam kết thì Việt Nam phải mở cửa thị trường tài chính để các ngân hàng nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Đặc thù của hoạt động ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ tương đối giống nhau, do đó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Các ngân hàng không chỉ đơn thuần cạnh tranh về giá cả sản phẩm dịch vụ mà còn cạnh tranh về khả năng đưa ra các sản phẩm mới với chất lượng, giá cả và nhiều tiện ích cho khách hàng; quan hệ giữa ngân hàng và
khách hàng, uy tín của ngân hàng trong nước và quốc tế…Chính vì vậy, sự xuất hiện của các ngân hàng khác làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng.
Hạn chế do nguyên nhân chủ quan
Một là: VIB vẫn chưa xây dựng được đội ngũ Quan hệ khách hàng (RM- Relationship Management) chuyên nghiệp. Hoạt động huy động vốn hiện vẫn còn thụ động, phần lớn dựa trên các mối quan hệ hoặc khách hàng tự tìm đến với ngân hàng. VIB chưa xây dựng được đội ngũ Quan hệ khách hàng để chủ động trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng về hoạt động tại Maritime Bank.
Hai là: VIB chưa có chiến lược phát triển khách hàng rõ rệt. Trong quá trình hoạt động kinh doanh VIB vẫn chưa có định hướng rõ ràng về đối tượng khách hàng chiến lược trong huy động vốn cũng như phát triển tín dụng. Do đó việc xây dựng chính sách, chương trình hành động cũng như sản phẩm vẫn còn dàn trải chưa chú trọng vào một đối tượng khách hàng cụ thể.
Ba là: Các hình thức, sản phẩm huy động vốn tuy có đa dạng, nhưng chưa thực sự phong phú, vẫn còn đơn điệu, mang tính cổ truyền và chưa tạo được nét riêng biệt của VIB Hình thức huy động vốn chủ yếu mà VIB đang áp dụng hiện nay vẫn chỉ là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi doanh nghiệp. Hơn nữa, kỳ hạn các hình thức huy động vốn vẫn còn đơn điệu, đặc biệt là trong huy động vốn dài hạn.
Bốn là: Hoạt động chăm sóc khách hàng chưa chuyên nghiệp, VIB chưa xây dựng được qui trình, cơ chế chăm sóc khách hàng. Hiện nay việc chăm sóc khách hàng chủ yếu do các Chi nhánh chủ động thực hiện theo cách riêng của mình chứ không theo một định hướng hoặc qui trình cụ thể nào. Do đó chưa tạo được niềm tin cũng như là sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng.
nhưng số lượng nhân sự còn ít nên chưa phát huy được hiệu quả. Việc nghiên cứu thị trường và dự báo sự biến động về lãi suất, cơ cấu nguồn vốn… không có nên chưa đưa ra được những dự báo trong tương lai để ngân hàng có biện pháp chủ động phòng ngừa rủi ro.
Sáu là: Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng còn nhiều hạn chế, nhiều sản phẩm dịch vụ không thể triển khai do hệ thống tin học của ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu. Trong quá trình giao dịch hệ thống hay phát sinh lỗi, ảnh hưởng đến tốc độ xử lý giao dịch do đó ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng.
CHƯƠNG II