Mức độ ảnh hưởng:

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG DI sản văn hóa TRONG dạy học LỊCH sử cấp THCS (Trang 37 - 39)

1. Khả năng áp dụng giải pháp:

Giải pháp sẽ dễ dàng triển khai, ứng dụng trong giảng dạy môn lịch sử ở tất cả các khối lớp nhất là khối lớp 7 (sáng kiến này tôi chỉ chọn để áp dụng đối với lịch sử 7)

Giải pháp này sẽ là một kinh nghiệm quý giá cho các giáo viên trong tổ của trường, trong huyện tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn.

2. Những điều kiện để áp dụng giải pháp:

Những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy mà tôi tổng kết và trình bày thành sáng kiến kinh nghiệm rất mong được đồng nghiệp tiếp nhận và vận dụng. Tuy nhiên do mỗi khối học, mỗi lớp học không phải hoàn toàn như nhau cho nên để thực hiện và áp dụng được kinh nghiệm này vào công tác giảng dạy ở trường trung học cơ sở đạt hiệu quả đòi hỏi các đồng nghiệp phải đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu và biết chọn lọc những nội dung có thể tích hợp di sản văn hóa, bằng nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau nhằm đạt mục tiêu bài học, phù hợp đối tượng học sinh, tránh gượng ép và nhàm chán.

Giáo viên luôn luôn rèn luyện tính kiên trì, không ngại khó, chủ động sáng tạo tự tìm cho mình hướng đi phù hợp trong hoạt động dạy và học, đồng thời luôn điều chỉnh kịp thời những hạn chế của cá nhân trong những giờ lên lớp một cách thường xuyên, biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng nghiệp trong sinh hoạt chuyên môn và qua các tiết dự giờ, thường xuyên giáo dục ý thức tự giác và tích cực cũng như kỹ năng học tập của học sinh và cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

VII- Kết luận

Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của các di sản văn hóa một cách thiết thực, hiệu quả là vấn đề quan trọng.

Tích hợp, lồng ghép di sản văn hóa trong dạy học lịch sử 7 nói riêng và cấp trung học cơ sở nói chung nhằm giúp các em có những hiểu biết hơn về dân tộc mình, các em sẽ nhận thức được giá trị nhân văn từ những di sản qua từng bài học. Từ đó bồi dưỡng cho các em

lòng yêu quê hương đất nước, biết tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải tích hợp những gì và tích hợp như thế nào cho có hiệu quả thì điều này không phải dễ. Muốn làm được đòi hỏi người giáo viên phải trải qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những phương pháp phù hợp với nội dung kiến thức bài học, phù hợp với lứa tuổi của các em và hơn nữa cần phải có sự linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp để chuyển tải chúng.

Mỗi một bài học có đặc điểm khác nhau, người giáo viên phải linh hoạt, biết cách tích hợp cho phù hợp với đặc điểm của bài học đó. Nếu giải quyết được vấn đề này thì người giáo viên đã khiến giờ học trở nên mềm hoá, dễ chịu, làm cho các em cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái khi học bộ môn này. Dựa vào những cơ sở trên, tôi nẩy sinh một ý tưởng là làm sao phải có một kế hoạch tích hợp chi tiết để giáo viên vận dụng giáo dục học sinh một cách dễ dàng và hiệu quả. Bởi lẽ môn lịch sử có lợi thế trong giáo dục nhân sinh quan và thế giới quan cho học sinh, nên điều quan trọng đó là sự chuyển biến về mặt nhận thức của các em sau mỗi bài mà các em đã học. Và tôi thiết nghĩ gương sáng của những vị anh hùng dân tộc, từ những giá trị lớn lao mà các di sản văn hóa đó để lại cho dân tộc thì các em sẽ điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực hơn, một phần nào đó giúp cho tiết học lịch sử giảm bớt đi phần nào tính khô khan, đơn điệu

Một tiết học đạt được kết quả là tiết học không tạo cho học sinh áp lực nặng nề về tâm lí, nhàm chán và tôi đã thấy mình khá thành công ở phương pháp tích hợp này. Vì vậy tôi đẩy mạnh tích hợp, lồng ghép nhiều hơn trong quá trình giảng dạy, làm cho giờ học lịch sử sinh động và hay hơn rất nhiều. Các em học sinh cũng có nguồn cảm hứng hơn đối với bộ môn này. Góp phần giúp cho các em có thái độ tích cực hơn mỗi khi tới giờ lịch sử. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy- học môn lịch sử cũng như chất lượng giáo dục cần có sự quan tâm của tất cả mọi người và của cả xã hội.

Qua bài viết này với tận tâm của người thầy tôi chỉ mong muốn và cố gắng hết sức làm sao để thay đổi nhận thức của các em đối với bộ môn lịch sử. Cũng mong muốn rằng được chia sẽ kinh nghiệm này với tất cả quý đồng nghiệp để chúng ta cùng chung sức nâng cao chất lượng giáo dục cho thế hệ trẻ, một thế hệ tự tin vào năng lực chính mình, chủ động trong thời kỳ mới, tích cực và hiệu quả xây dựng một đất nước Việt Nam hùng mạnh.

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam “

Một phần của tài liệu SKKN sử DỤNG DI sản văn hóa TRONG dạy học LỊCH sử cấp THCS (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w