PHẦN 4: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
4.2. Đi trước một bước để luôn dẫn đầu
Sản xuất phần mềm là một ngành luôn phải đối mặt với một thị trường mà tính đặc thù của nó không có ở bất cứ một thị trường nào trước đó trong lịch sử loài người. Đó là sự cạnh tranh gay gắt mang tính sống còn hàng ngày. Một thất bại trong lĩnh vực này có khi kéo theo sự sụp đổ của cả một công ty lớn. Lịch sử tuy ngắn của công nghiệp phần mềm nhưng đã có không ít những thí dụ để chứng minh điều đó.
Nhiều công ty lớn đang thống trị thị trường đột nhiên sụp đổ hay bị công ty khác mua lại, "nuốt mất". Lý do có nhiều, có thể là do nó không nhận ra một
cơ hội đang xuất hiện cho sản phẩm mới và cơ hội đó bị đối thủ tiềm tàng của mình giật mất, cũng có thể là nó nhận ra cơ hội những không đủ sức để tận dụng cơ hội đó.
Phản ứng thị trường nhanh nhạy, khả năng ứng biến cao, nắm vững được xu hướng phát triển của tương lai chính là đặc điểm nổi trội của “chiến hạm Microsoft” do Gates cầm lái. Ông quan niệm cần phải cố gắng liên tục để tạo ra các sản phẩm mới vì không lưu tâm sẽ bị lạc hậu. Ngày 13/02/2000, Microsoft tung ra sản phẩm Trình duyệt di động Microsoft nền tảng (Microsoft Mobile Explorer) kết nối mạng không dây tạo khả năng cho người sử dụng nhận được các thông tin cần thiết dự ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào và sử dụng bất cứ loại máy móc nào.
Ngày 20/04/2000, hãng lại tung ra phần mềm kiểu mới thế hệ thứ ba dành cho máy tính xách tay; sự kiện này đã đặt ra thách thức lớn cho 3Com. Với ông thị trường là vấn đề sống còn đối với một doanh nghiệp liên tục sản xuất các sản phẩm mới công nghệ cao. Mục tiêu của Microsoft là viết và cung cấp các phần mềm cá nhân cho đa số các máy tính cá nhân chưa có và có mối liên hệ trực tiếp về mặt chế tạo và tiêu thụ phần cứng của máy tính. Giá sử dụng phần mềm thuộc bản quyền của Microsoft thấp, với niềm tin chỉ cần chú ý tới số lượng là có thể có được giá rẻ.
Microsoft luôn biết vận dụng phát minh và biến hoá máy tính thành nhiều loại sản phẩm mới và kết nạp vô số người sử dụng mới. Ông luôn không hài lòng với các sản phẩm hiện tại, luôn đòi hỏi phải tốt hơn.. Microsoft đã luôn chủ động "giết" các sản phẩm của mình, không bao giờ dành việc đó cho các đối thủ. Nói đúng hơn là họ thường xuyên cải tiến hoàn thiện những sản phẩm của mình dự nó đang chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường, như trường hợp Word và Excel. Hoặc thay thế hoàn toàn một sản phẩm nào bằng một sản phẩm khác hẳn, tức là chủ động "giết" các sản phẩm đó một khi họ thấy là cần thiết. Vì khi sản phẩm phát triển đến một giai đoạn nào đó thì sẽ có một sản phẩm khác thay thế, nếu
không là của Microsoft thì của hãng khác tất yếu sẽ ra đời, và khi đó sự tồn tại của Microsoft sẽ chấm dứt.
Những sản phẩm của Microsoft luôn bị diệt ở giai đoạn tăng trưởng như việc phủ định DOS và sáng tạo ra Windows chẳng hạn. Như chúng ta đã biết Microsoft thường được gọi là ngôi nhà được dựng lên từ sản phẩm MS-DOS. MS-DOS đã từng là nguồn lợi tức chủ yếu của Microsoft trong tất cả những năm đầu và MS-DOS đã chiếm tới 70-80% thị trường hệ điều hành cho máy PC hồi đó. Thế nhưng Microsoft đã chủ động loại trừ MS – DOS bằng một sản phẩm mới với giao diện đồ họa là Windows và đem lại những thành công to lớn. Một ví dụ khác là khi Windows 95 đang giành được những thành công lớn thì Microsoft lại phát triển Windows NT, sau đó là Win XP và mới đây nhất là Win Vista.
Gates cho rằng trong cạnh tranh thương mại, thời gian chính là hiệu quả, thời gian chính là sinh mệnh và phần mềm máy tính với tính chất là sản phẩm hiện đại nhất càng là một loại sản phẩm có tính thời gian lâu dài, chỉ cần lại hậu so với người khác thì sẽ phải đối mặt với những nguy cơ thất bại. Ông cho rằng đáp ứng liên tục các yêu cầu của con người trong thời đại mới, làm cho những đổi mới công nghệ của bạn trở nên tiện lợi khi sử dụng, như vậy là bạn có thể chiếm được thị trường, và lấy nó làm động lực và phát triển không ngừng.