Bảng 8: Tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị thực phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiết bị Thực phẩm (Trang 28 - 31)

công ty cổ phần thiết bị thực phẩm.

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Doanh thu hoạt

2. Lợi nhuận gộp 17.840 24.260 21.512 19.143 3. Chi phí tài chính 12.023 10.940 16.769 9.774 4. Chi phí bán hàng 1.802 2.415 1.519 3.922 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.123 5.797 4.728 5.583 6. Lợi nhuận từ SXKD 1.331 5.540 1.235 336 7. Lợi nhuận khác 151 1.277 4.572 8. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.181 3.531 42 4.908 9. Tổng lợi nhuận sau thuế 1.015 3.307 37 4.049 3.4. Những hạn chế

 Hạn chế về huy động vốn đầu tư: hiện nay, khả năng tài chính của công ty còn rất hạn hẹp, không phù hợp với qui mô và tiềm năng, khả năng phát triển của công ty. Hiện công ty phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tổng tài sản của công ty tính đến thời điểm 31/12/2009 là 253.381 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của công ty là 27.258 triệu đồng, vốn đầu tư của chủ sở hữu là 23.004 triệu đồng, chiếm khoảng 10% trong tổng nguồn vốn của công ty. 90% nguồn vốn còn lại là từ nguồn vốn vay của các ngân hàng và chiếm dụng của các đối

tác. Trong các năm 2008 và 2009, công ty đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ bổ sung nguồn vốn kinh doanh, nhưng chỉ mới tăng lên được 23.004 triệu đồng. Nguồn vốn để tăng thêm thực chất chỉ là nợ phải trả các cổ đông chuyển sang thành vốn góp. Trong năm 2009 và dự kiến trong năm 2010, công ty lại tiếp tục dành vốn để đầu tư phát triển Dự án Sao Biển tại Quảng Bình, đầu tư vào Công ty cổ phần Năng Lượng Đất Việt, như vậy sẽ càng làm gia tăng áp lực tài chính.

Trong tương lai, công ty cần có kế hoạch huy động nguồn vốn hợp lí, giảm dần tỷ trọng nguồn vốn vay từ bên ngoài, bổ sung nguồn vốn tự có của công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cũng như hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

 Những hạn chế phân bổ nguồn vốn đầu tư chưa hợp lí: Mặc dù là doanh nghiệp chuyên về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng xét về cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp còn có nhiều bất cập như: Mặc dù vốn đầu tư cho hoạt động maketing có tăng qua từng năm, nhưng tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Năm 2009, số vốn đầu tư chi cho hoạt động này là 43,09 triệu đồng chỉ chiếm 1,06% .Điều này ảnh hưởng tới khả năng giới thiệu và cung ứng sản phẩm tới khách hàng vì số khách hàng biết đến sản phẩm của công ty còn rất hạn chế.

 Hạn chế về hệ thống máy móc thiết bị. Hiện tại, một hệ thống máy móc thiết bị của công ty đã có dấu hiệu hư hỏng, cần được sửa chữa, khắc phục (máy tiện, máy phay, máy dập sâu Trung Quốc, xe nâng hàng). Một số thiết bị có nguy cơ hỏng hóc do dừng hoạt động lâu ngày hoặc không được bảo dưỡng thường xuyên, hoặc không đủ trình độ để sửa chữa (máy cắt dây, các máy hàn, máy dập thủy lực). Một số máy móc thiết bị đã hoạt động xấp xỉ 10 năm (hệ thống máy hàn) đòi hỏi phải được thay thế mới.

 Hạn chế về chất lượng đội ngũ nhân sự: Mặc dù công ty có đội ngũ lao động có trình độ cao, nhưng với nhu cầu phát triển mở rộng công ty thì đội ngũ lao động hiện nay còn thiếu rất nhiều. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi công ty đầu tư phát triển sản xuất và mua sắm một số máy móc trang thiết bị hiện đại mới, thì số lượng người lao động biết sử dụng còn hạn chế. Nhất là những thợ sửa chữa máy trong công ty thì gần như không có. Chỉ có một số lao động lành nghề biết sửa chữa

nhưng chỉ sửa được một số hỏng hóc đơn giản và dừng lại ở việc bảo dưỡng. Vì lí do đó mà trong một số năm gần đây, công ty vẫn chưa phát huy được hết năng lực sản xuất, một số máy móc gặp sự cố phải nằm chờ vì không có người sửa.

Ngoài ra, lực lượng lao động của công ty hiện tại có kinh nghiệm nhưng đôi khi ỷ lại có kinh nghiệm đã cắt xén công đoạn sản xuất làm theo lối mòn cũ, chưa hoặc khó điều chuyển cho phù hợp với quy trình sản xuất mới, từ đó làm giảm hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Tuy số lượng những người có hiện tượng này không nhiều nhưng cũng cần phải chỉnh đốn càng sớm càng tốt để nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ uy tín với khách hàng.

Chương II:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦUTƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiết bị Thực phẩm (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w