Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiết bị Thực phẩm (Trang 36 - 40)

2.1 Giải pháp về vốn.

Vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào. Vốn lại càng quan trọng hơn cho hoạt động đầu tư đặc biệt là cho hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc huy động vốn quyết định tới việc lập kế hoạch đầu tư, chất lượng đầu tư và kết quả của hoạt động đầu tư.

Là một công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu của công ty là 27.258 triệu đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu là 23.004 triệu đồng chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng nguồn vốn của công ty. 90% nguồn vốn còn lại là từ nguồn vốn vay của các ngân hàng và chiếm dụng của các đối tác khác. Hiện nay, tình hình tài chính tiền tệ vẫn tiếp tục căng thẳng. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tiếp tục thặt chặt việc cho vay. Việc thắt chặt các khoản vay không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công ty mà còn ảnh hưởng gián tiếp do khách hàng của công ty khó tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư mua sắm tài sản mới.

Để có thể huy động vốn kịp thời cho hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực canh tranh, công ty có rất nhiều hoạt động tích cực. Tăng năng lực tài chính của công ty bằng việc tăng vốn điều lệ theo nghị quyết đại hội cổ đông thường niên năm 2008 và 2009 để nâng cao khả năng tài chính, giảm bớt sự mất cân đối trong cơ cấu vốn và nguồn vốn. Việc tăng vốn điều lệ được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác tài chính năm 2010. Song song với việc tăng vốn điểu lệ là thực hiện việc niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán để đảm bảo thuận lợi trong việc huy động vốn. Công ty cũng duy trì quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng hiện có và tiếp tục mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng khác. Tối thiểu phải duy trì được hạn mức tín dụng cho kế hoạch năm 2010-2011 với Ngân hàng Nông Nghiệp Phú Xuyên, với Techcombank như kế hoạch năm 2009-2010. Cần tiếp tục thắt chặt công tác tài chính, quản lý, bám sát các khoản phải thu, phải trả. Công ty cũng cần phối hợp với các đối tác chiến lược và các công ty thành viên, công ty có quan hệ để đảm

bảo khả năng luân chuyển vốn. Đáp ứng yêu cầu trả nợ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Để có thể huy động đủ và kịp thời vốn cho hoạt động đầu tư, công ty cần xây dựng cụ thể các danh mục đầu tư, có chiến lược đầu tư hợp lí, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao tránh gây khó khăn cho việc phải huy động quá nhiều vốn cùng một lúc gây khó khăn cho việc huy động và đầu tư không hiệu quả.

2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài sản cố định.

Công ty cần đầu tư nâng cấp và sửa chữa những thiết bị máy móc, thiết bị có dấu hiệu hư hỏng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đầu tư bổ sung và thay thế một số máy móc thiết bị đảm bảo công suất lên đến 80.000 bình gas/tháng. Đối với những thiết bị cần sửa chữa và bảo dưỡng cần thực hiện càng sớm càng tốt để những thiết bị đó có thể đưa vào hoạt động bình thường với hiệu quả cao nhất. Đối với những thiết bị dừng hoạt động lâu ngày cần tiến hành bảo trì và nghiên cứu đưa vào hoạt động sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty, tránh bị thất thoát lãng phí, có mà không sử dụng. Đối với những máy móc thiết bị cần thay mới, cần nghiên cứu kĩ các phướng án thay thế về giá cả, chủng loại, nhập khẩu từ nước ngoài hay mua trong nước, công suất thiết kế, mức độ phù hợp với dây chuyền hiện có, phải đảm bảo hiệu quả doanh thu trên chi phí vốn bỏ ra là lớn nhất.

2.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng đầu tư nguồn nhân lực.

Công ty cần kiện toàn tổ chức nhân sự theo mô hình mới. Sàng lọc lực lượng lao động, định biên lao động cho các phòng, xưởng, tổ sản xuất. Giảm thiểu biên chế lực lượng gián tiếp, nâng cao chất lượng lao động và ý thức làm chủ của từng đối tượng lao động ở từng vị trí cụ thể. Nghiên cứu, tham khảo thực tiễn để đưa ra chính sách lao động, tiền lương, nhằm không chỉ giữ được lực lượng lao động có trình độ, có kinh nghiệm hiện tại mà còn thu hút thêm được lực lượng lao động mới có chất lượng.

Công ty cũng nên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao tay nghề sản xuất, đặc biệt là cử một số công nhân lành nghề đi học các khóa học về cấu tạo máy để khắc phục tình trạng máy hỏng mà không có người sữa chữa dẫn đến việc phí phạm nguồn lực.

Bên cạnh đó công ty có thể tổ chức các phong trào thi đua sản xuất giữa các tổ đội để khuyến khích các nhân viên hăng hái làm việc, chủ động học hỏi nâng cao tay nghề. Công ty cần khen thưởng và động viên kịp thời với những cá nhân có thành tích xuất sắc để họ tiếp tục cố gắng và cống hiến cho công ty.

Chính sách lao động, tiền lương cần phải hoàn thiện và đảm bảo nguyên tắc: phải gắn trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động với lợi ích của công ty, đặt quyền lợi của người lao động trước lợi ích của công ty, thu nhập của người lao động gắn liền với chất lượng và năng suất lao động.

2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển thương hiệu và nghíên cứu thị truờng. cứu thị truờng.

Để tiến hành hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường công ty phải bố trí đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng phân tích, đánh giá và nhìn nhận cơ hội đầu tư trên thị trường. Công ty cần duy trì mối quan hệ với khách hàng tiêu thụ sản phẩm, định kì gặp gỡ khách hàng 3 tháng/lần. Duy trì kênh thông tin thị trường, đặc biệt là thị trường đầu vào để từ đó đưa ra những đối sách, định hướng kịp thời trước những biến động của thị trường. Công ty cần tiến hành nghiên cứu thị trường đầu ra và thị trường đầu vào một cách đồng bộ, cân đối giữa cung cầu sản phẩm trên thị trường, nắm bắt số lượng các đối thủ hiện có trên thị trường, khả năng và vị thế của những công ty có thị phần cao trong ngành, từ đó có kế hoạch đầu tư, sản xuất cho riêng mình, tranh thủ thời cơ nhằm hoạt động có hiệu quả, tăng vị thế của công ty.

Nắm bắt kịp thời các chính sách, chủ trương, yêu cầu của nhà nước, của đảng, về đầu tư và về sản xuất kinh doanh, tận dụng những ưu đãi về đầu tư của nhà nước cho các doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh theo mục tiêu chiến lược chung của toàn nền kinh tế.

Ngoài đối tác Đất Việt là một đối tác lớn của công ty, công ty vẫn cần tiếp tục duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống khác, trong đó quan tâm đến các khách hàng lớn. Tìm hiểu và mở rộng quan hệ với các khách hàng lớn khác trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán. Khách hàng là trung tâm của hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ, khách hàng đem lại lợi nhuận cho công ty, vì thế cần thường xuyên thăm dò thị trường, tìm hiểu xu hướng tiêu dùng của từng đối tượng, từ đó có kế hoạch phục vụ khách hàng vì mục tiêu lợi nhuận của công ty.

Như vậy việc tăng cường tìm hiểu thị trường là hoạt động thực sự cần thiết đối với công ty, công ty cần có chiến lược đầu tư khi đã có những thông tin cần thiết về thị trường, hiệu quả đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty có đạt được mục tiêu cuối cùng hay không một phần cũng phụ thuộc vào khả nghiên cứu và tìm hiểu thị trường.

2.5 Những giải pháp khác.

2.5.1 Nâng cao công tác tài chính.

Tăng cường năng lực tài chính của công ty bằng việc tăng nguồn vốn điều lệ theo nghị quyết đại hội cổ đông thường niên năm 2009 để nâng cao năng lực tài chính của công ty và giảm bớt sự mất cân đối trong cơ cấu vốn và nguồn vốn. Duy trì và mở rộng với các tổ chức tín dụng, tài chính đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh. Trước mắt phải duy trì được hạn mức tín dụng đã có. Tiếp tục thắt chặt công tác tài chính, quản lý và bám sát chặt chẽ các khoản phải thu, tăng cường công tác bán hàng để giảm thiểu lượng hàng tồn kho, từ đó giảm áp lực về nguồn vốn kinh doanh, giảm chi phí hoạt động tài chính.

2.5.2 Nâng cao công tác kỹ thuật an toàn và chất lượng sản phẩm.

Tiếp tục duy trì ổn định và nâng cao một bước sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm bình gas và chất lượng hồi phục bình ga để duy trì uy tín, thương hiệu và tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Xây dựng quy trình ổn định công nghệ sản xuất bình gas và bình chữa cháy, làm căn cứ xác định mức tiêu hao vật tư nguyên liệu và năng lượng đáp ứng yêu cầu quản lý giám sát tiêu hao trong sản xuất, từng bước đưa chỉ tiêu tiêu hao vật tư vào định mức thu nhập của người lao động nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Tăng cường công tác bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị để đảm bảo an toàn sản xuất và an toàn lao động.

2.5.3 Nâng cao công tác quản lý, điều hành.

Cần bám sát diễn biến thị trường để kịp thời đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp. Từ bài học quản lý điều hành các năm trước cần có các bước chuyển biến sâu sát trong công tác quản lý. Công tác kiểm tra giám sát quản lý, kiểm tra giám sát điều hành để đưa ra giải pháp và quyết định kịp thời ứng phó với tình hình đang diễn biến phức tạp trong tương lai. Điều chỉnh qui chế tổ chức và quản lý điều hành, qui chế kỷ luật – khen thưởng, qui chế trả lương và các qui định hiện hành phù hợp với tình hình

mới, đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả trong công tác quản lý điều hành. Duy trì việc áp dụng hệ thống nội quy, quy chế tại công ty và hệ thống quản lý chất lượng mới xây dựng ban hành, áp dụng từ năm 2008 vào hoạt động hàng ngày tại công ty. Coi đây là công cụ hữu hiệu trong hoạt động quản lý, điều hành. Ban hành phổ biến qui chế trả lương mới để ổn định tư tưởng và tạo động lực khuyến khích người lao động yên tâm gắn bó với công ty.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động đầu tư và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiết bị Thực phẩm (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w