Khuynh hướng toàn cầu hóa kinh tế:

Một phần của tài liệu Môi trường quản trị (Nhóm 9999 K48B A5) (Trang 25 - 27)

II. Môi trường vĩ mô (môi trường chung)

1. Môi trường kinh tế

1.4. Khuynh hướng toàn cầu hóa kinh tế:

Nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn quốc tế hóa hết sức mạnh mẽ. Ngày nay, một sản phẩm có thể được sản xuất tại bất cứ nơi đâu nếu ở đó có lợi thế cạnh tranh và có thể được tiêu thụ khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, các nhà quản trị tầm vĩ mô cũng như vi mô rất quan tâm về những mặt trái của toàn cầu hóa mang lại. Cán cân thanh toán thâm hụt, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều doanh nghiệp trong nước nhất là những nước nghèo và đang phát triển không thể thắng thế cạnh tranh đành phải tuyên bố phá sản, công nhân mất việc, thất nghiệp tăng…

Do đó chính phủ thường áp dụng các chính sách bảo hộ mậu dịch bằng việc thiết lập hàng rào thuế quan, quy định về quy chế hạn ngạch nhập khẩu. Tuy bảo vệ được các doanh nghiệp trong nước nhưng các biện pháp này có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng và bị các nước khác trả đũa.

Lấy sự kiện Việt Nam gia nhập WTO để minh họa về tác động của toàn cầu hóa, dễ thấy rằng từ khi gia nhập WTO, Việt Nam được hưởng nhiều thuận lợi, đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức. Về mặt thuận lợi:

- Một là, Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế.

- Hai là, gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển.

- Ba là, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài.

- Bốn là, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh những cơ hội đó, Việt Nam đồng thời cũng phải đương đầu với các thách thức sau: Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm…

Riêng ngành da giày, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thậm chí còn khó khăn hơn, do Việt Nam không còn được châu Âu xếp vào

danh sách các nước được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi và còn bị đánh thuế chống bán phá giá giày mũ da. Sự khởi sắc về xuất khẩu của các ngành này trong năm 2010 chủ yếu là do kết quả sự hồi phục của nền kinh tế thế giới.

Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Dệt may

Thêu đan TP.HCM nhận xét: "Vào WTO nghĩa là chúng ta phải chấp nhận luật chơi của WTO. Trước hết, Việt Nam phải xóa bỏ dần chế độ bảo hộ bằng thuế quan. Đồng thời, Chính phủ cũng không thể áp dụng những chính sách hỗ trợ, trợ cấp trái với quy định của tổ chức này". Thách thức này đặt ra một nhiệm vụ khá nặng nề cho các nhà quản trị doanh nghiệp tránh khỏi việc thua ngay trên chính “sân nhà” của mình.

Một phần của tài liệu Môi trường quản trị (Nhóm 9999 K48B A5) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w