Điểm mới, tính mới của sáng kiến

Một phần của tài liệu Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử 9 (Trang 32 - 34)

Rất nhiều các quốc gia trên thế giới coi trọng môn Lịch sử. Các kết quả nghiên cứu cho biết, kinh nghiệm của nước ngoài có nhiều, và rất nhiều nước ưu tiên cho môn Sử (như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Israel ...). Thậm chí, ở trường phổ thông Israel hiện nay, Lịch sử được xếp ngang hàng với các môn Văn học, môn Kinh thánh và học sinh phải thi. Nhiều nước trên thế giới đã dành cho chương trình Lịch sử một vị trí xứng đáng, là một trong 5 môn học bắt buộc ở phổ thông vì họ quan niệm rằng “Sử học là thầy dạy của cuộc sống”. Trong hệ thống giáo dục ở Mỹ và Canada, Lịch sử là một trong những môn bắt buộc ở các cấp phổ thông và đại học cùng với các môn học khác như Toán, tiếng Anh, Vật lý.

Và muốn môn Lịch sử hấp dẫn, thu hút người học, việc đầu tiên là thay đổi trong tư duy người thầy.

Trước đây, trong môn Lịch sử, phương pháp dạy học “lấy người dạy làm trung tâm” được coi là phương pháp chính. Phương pháp này có nhiều điểm bất cập: Thứ nhất là không hiểu đối tượng dạy học và mục đích dạy học. Người ta hiểu học trò chỉ là cái bình, còn việc dạy học là rót tri thức vào cái bình ấy, càng nhiều càng hay. Điều này đã làm cho người học cảm thấy môn Lịch sử khô khan, quá nhiều số liệu, khó ghi nhớ. Thứ hai là quan niệm chân lí, tri thức chỉ ở thầy, hình thành quan niệm thầy là người sở hữu chân lí. Điều này, khiến học sinh học Lịch sử một cách thụ động, cảm thấy môn sử phiến diện, tẻ nhạt và nặng nề. Thứ ba là chỉ lấy giảng giải, đọc chép làm hoạt động chính, với phương pháp đọc - chép thì gần như giáo viên không sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học, nếu có chỉ sử dụng đồ dùng trực quan làm minh họa cho bài học, bởi điều giáo viên chú trọng ở đây là nội dung kênh chữ trong SGK và làm sao thầy nói được càng nhiều, càng tốt. Điều này đã vô tình biến người thầy trở thành cỗ máy đọc chép lịch sử. Người học theo cách này sẽ trở nên thụ động,

không cảm thấy hứng thú, yêu thích môn học. Từ đó, chất lượng môn Lịch sử, chất lượng dạy và học Lịch sử đã giảm sút rất nhiều.

Hiện nay, để khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học Lịch sử cũ “lấy người dạy là trung tâm”, người ta thấy cần phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh trong quá trình học Lịch sử. Các phương pháp “dạy học tích cực”, “lấy người học làm trung tâm” đã ra đời. Như vậy, phương pháp “dạy học tích cực”, “lấy người học làm trung tâm” là để học sinh tăng tính chủ động, tăng tính sáng tạo tìm tòi để yêu thích bộ môn Lịch sử. Muốn làm được điều này thì người thầy phải thay đổi trong tư duy của chính mình khắc phục lối đọc - chép, khắc phục việc học số liệu, kênh chữ nhiều, khô khan, khó nhớ bằng việc hình thành biểu tượng cho các em. Bởi con đường ngắn nhất của tư duy là “đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, biến một giờ học Lịch sử trở nên sinh động, đa chiều. Chính vì vậy, hiện nay, giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc khai thác đồ dùng trực quan có sẵn trong sách giáo khoa Lịch sử, khi khai thác vẫn còn nhầm lẫn đây là nguồn tư liệu minh họa cho kênh chữ mà không thấy rằng đây là nguồn sử liệu hữu ích. Thậm chí, từ nguồn sử liệu này để hình thành nội dung bài học. Vậy nên việc sử dụng, khai thác đồ dùng trực quan còn qua loa, chưa phong phú. Điều này làm cho chất lượng môn Lịch sử trong những năm qua vẫn chưa được cải thiện rõ rệt.

Điểm mới của sáng kiến là đã nhận thấy đồ dùng trực quan không phải tư liệu minh họa mà thực chất nó là “nguồn kiến thức”; từ đồ dùng trực quan, tôi đã biết cách khai thác để ra nội dung bài học, làm bài giảng lịch sử thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh.

Điểm mới thứ hai cần nhấn mạnh: Là phải làm cuộc cách mạng trong tư duy người thầy.

Thứ nhất cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của đồ dùng trực quan – đây là nguồn sử liệu chứ không phải tư liệu minh họa. Thứ hai, phải sử dụng đa dạng đồ dùng trực quan trong bài dạy chứ không chỉ là đồ dùng trực quan trong SGK;

nhằm chuyển toàn bộ nội dung kênh chữ thành đồ dùng trực quan, từ đồ dùng trực quan đó cùng với phương pháp dạy học mới giáo viên sẽ là người hướng dẫn, tổ chức học sinh làm việc để hình thành kiến thức. Nghĩa là chúng ta phải làm cho học sinh nhận thấy rằng, các em không phải học một môn sử khô khan, buồn tẻ, nặng nề mà mỗi bài giảng là một câu chuyện lịch sử sinh động, hấp dẫn, gợi mở; kích thích khả năng tư duy, sáng tạo và nghiên cứu của người học.

Trong thời đại công nghệ thông tin như vũ bão với nhiều phần mền ứng dụng như: Powerpoint, adobe presenter (bài giảng trực tuyến), violet… cho phép người giáo viên thay đổi trong tư duy và làm được trong hiện thực.

Vì vậy, từ đổi mới tư duy trong phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học Lịch sử, tôi đã thay đổi biện pháp thực hiện phương pháp này hoàn toàn mới và mang tính ứng dụng cao hơn, thực tiễn hơn. Đồng thời, chất lượng môn Lịch sử, chất lượng dạy và học Lịch sử được cải thiện rõ rệt.

Một phần của tài liệu Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình trong dạy học lịch sử 9 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w