Sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác ATVSLĐ

Một phần của tài liệu An Toàn Lao Động (Nhóm 2) (Trang 38 - 41)

- Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động, với các nội dung sau: phân tích kết quả, hạn chế, tồn tại và bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; phát động phong trào thi đua bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

- Việc sơ kết, tổng kết phải được thực hiện từ cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất lên đến cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3.1 Thống kê

- Người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở sổ thống kê theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH.

3.2. Báo cáo định kì

- Người sử dụng lao động căn cứ vào các thông tin được thu thập, lưu trữ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình tai nạn lao động theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 36 Luật an toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP; cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động khi được cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền yêu cầu.

- Tần suất báo cáo

+ Báo cáo tình hình công tác ATVSL, mỗi năm/lần trước ngày 10/1 năm sau theo phụ lục II Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH.

+ Báo cáo tình hình TNLĐ – BNN 6 tháng/lần, trước ngày 10/7 và 10/1 hàng năm theo phục lục XII nghị định 39/2016/NĐ-CP.

BÀI 7

CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH, HUẤN LUYỆN VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG; QUẢN LÝ MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM ĐỘNG; QUẢN LÝ MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ, CHẤT CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀATVSLĐ; HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ ATVSLĐ

1. Kiểm định

1.1. Yêu cầu chung

- Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ phải được kiểm định

đạt yêu cầu trước khi đưa vào sử dụng và Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ đươc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định.

- Thời hạn kiểm định đình kỳ theo quy định cụ thể của từng loại máy, thiết bị được tổng

hợp tại phần Tài liệu hướng dẫn kèm theo bên dưới trừ trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.

- Khai báo với Sở LĐTBXH tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ

(bao gồm khai báo các đối tượng này từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác đến).

- Nội dung khai báo: theo mẫu đính và bản photo Giấy chứng nhận kết quả kiểm định (lần đầu hoặc bất thường)

Hình thức gởi: trực tiếp hoặc qua bưu điện Cơ sở phải lưu giấy xác nhận khai báo sử dụng các đối tượng kiểm định do Sở LĐTBXH địa phương cấp.

Cơ sở cần phải kiểm định bất thường máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ

trong các trường hợp sau:

- Khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp. - Khi thay đổi vị trí lắp đặt.

- Do yêu cầu của cơ quan thanh tra lao động

- Khi nghi ngờ máy, thiết bị, vật tư có nguy cơ mất an toàn.

- Khi không làm việc từ 12 tháng trở lên (đối với một số máy, thiết bị)

1.2. Hồ sơ lưu

Hồ sơ kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư được lưu trữ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Hồ sơ kiểm định lần đầu bao gồm: - Lý lịch máy. - Hồ sơ lắp đặt.

- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

- Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở cách điện động cơ, thiết bị bảo vệ (nếu có).

Hồ sơ kiểm định định kỳ bao gồm: - Lý lịch.

- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).

Hồ sơ kiểm định bất thường bao gồm:

- Trường hợp cải tạo, sửa chữa: hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa.

- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt. - Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (nếu có).

Một phần của tài liệu An Toàn Lao Động (Nhóm 2) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)