Quy trình tín dụng là gì? Vì sao ngân hàng cần phải xây dựng quy trình trong hoạt động tín dụng? Giải thích các bước trong quy trình tín dụng của ngân hàng?

Một phần của tài liệu đề cương thi môn nghiệp vụ ngân hàng soạn lại chi tiết (Trang 35 - 37)

hoạt động tín dụng? Giải thích các bước trong quy trình tín dụng của ngân hàng?

Quy trình tín dụng là quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Mỗi ngân hàng có một quy trình khác nhau, do ngân hàng quy định,buộc nhân viên ngân hàng phải tuân thủ; là thứ tự, trình tự của những công việc cần phải làm kể từ khi khách hàng đến ngân hàng vay tiền đến khi trả xong cả gốc và lãi.

Tại sao:

+ Cho vay là hoạt động quan trọng nhất, tạo ra hơn 2/3 thu nhập từ hoạt động tín dụng, sử dụng 1/2 đến 2/3 tài sản của ngân hàng; nhưng lại rất rủi ro và mạo hiểm. Để hạn chế được tối thiểu rủi ro thì phải tạo ra quy trình để tuân theo

+Mỗi ngân hàng có nhiều chi nhánh và hoạt động của ngân hàng thì làm ở nhiều chi nhánh, nhiều vùng miền khác nhau nhưng phải đồng bộ thống nhất với nhau . Nhân viên thực hiện ở các địa phương khác nhau thì phải giống nhau. Dễ dàng hướng dẫn nhân viên và kiểm soát được sự tuân thủ của nhân viên

+Thiết lập các giấy tờ, thủ tục thống nhất giữa các chi nhánh; tránh gây phiền hà cho khách hàng. Trình tự phải có tính thứ tự liên hoàn

Giải thích các bước quy trình tín dụng thường có 5 bước như sau: Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay vốn

Do NH quy định để thu thập thông tin để làm rõ nhu cầu vay, thường có 4 loại: + Giấy đề nghị vay vốn để chứng minh tính tự nguyện của KH khi vay tiền của NH.

+ Hồ sơ pháp lý để chứng minh tư cách pháp lý của người vay, người vay có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

+ Hồ sơ kinh tế để chứng minh khả năng sử dụng tiền vay và khả năng hoàn trả nợ của KH bao gồm: báo cáo tài chính, phương án kinh doanh dự án đầu tư, bảng lương, kế hoạch trả nợ.

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay để chứng minh nguồn thu nợ dự phòng gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo hiểm vật chất hoặc nhân thọ.

Bước 2: phân tích tín dụng (tờ trình thẩm định hay báo cáo thẩm định)

Việc NH đánh giá 1 cách toàn diện hồ sơ vay vốn nhằm đánh giá được ý muốn trả nợ và khả năng trả nợ, thông qua 4 kênh:

+ Thông tin từ hồ sơ vay vốn + Hồ sơ lưu trữ tại NH + Điều tra, phỏng vấn

Bước 3: quyết định tín dụng

Bao gồm những nội dung sau:

Cho vay bao nhiêu Cho vay bao lâu Lãi suất như thế nào Hình thức đảm bảo Giải ngân

Kiểm tra nợ Bước 4: giải ngân

Nguyên tắc: Tiền NH đi ra phải có vật tư, hàng hóa tương ứng hình thành để đảm bảo KH sử dụng vốn vay đúng mục đích, giảm rủi ro cho NH. NH có thể giải ngân 1 lần hoặc nhiều lần: = tiền mặt hoặc chuyển khoản tùy thuộc vào đặc điểm sử dụng tiền vay của KH.

Tùy theo mô hình, tổ chức ra quyết định của NH mà quy định ai là người quyết định cho vay: tập trung hoặc phân quyền

Bước 5: giám sát, thu nợ, thanh lý

Giám sát tín dụng là theo dõi chuyển biến của khoản nợ đã cấp để có quyết định kịp thời. Phương pháp giám sát:

+ yêu cầu KH nộp báo cáo tài chính +Viếng thăm tận nơi, thực chứng. + theo dõi sự biến động trên tài khoản

+ giám sát thông qua bạn hàng, đối thủ cạnh tranh Nội dung giám sát:

+ kiểm tra tài sản đảm bảo

+ kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay + hiệu quả sử dụng tiền vay

+ khả năng tài chính

+ đánh giá khả năng trả nợ của KH

+ Nv có thực hiện đúng quy trình cho vay không Thu nợ : Nhắc nợ, đề xuất xử lý nợ

Một phần của tài liệu đề cương thi môn nghiệp vụ ngân hàng soạn lại chi tiết (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w