Nhiệm vụ đặt ra cho Giáo dục nói chung và Giáo dục trung học cơ sở nói riêng ngày càng nặng nề và yêu cầu ngày càng cao Kinh phí chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước là một trong những điều kiện quan trọng và mang

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên cho giáo dục huyện tại tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 42)

ngày càng cao. Kinh phí chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà nước là một trong những điều kiện quan trọng và mang tính quyết định đến việc hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ của ngành. Chính vì thế phải có các biện pháp quản lý chi phù hợp với thực trạng Giáo dục trung học cơ sở của huyện.

3.2.1. Tăng cường kiểm soát chi đối với nhóm mục chi cho con người

Như đã phân tích ở chương 2 chi cho con người chiếm tỷ trọng quá lớn ( trên 91%) tổng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước đối với giáo dục nhưng chi cho nhóm mục này lớn thì chi cho 3 nhóm kia sẽ nhỏ. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần phải nghiên cứu, xem xét cho hợp lý giữa các nhóm mục chi.

Quản lý chi đối với các mục Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, phúc lợi tập thể( trợ cấp lần đầu), các khoản đóng góp.

Phòng Giáo dục là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện có chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện (trừ các trường Trung học phổ thông và trung tâm Giáo dục thường xuyên). Như chúng ta đã biết muốn quản lý tốt kinh phí thì

có đúng với quy định hay không?

Tỷ lệ học sinh/giáo viên không hợp lý cũng ảnh hưởng đến chi ngân sách. Nếu số học sinh trong một lớp ít thì giáo viên dạy sẽ nhàn hơn nhưng Nhà nước lại phải chi ngân sách nhiều hơn bởi vì tăng số lớp thì tăng biên chế, tăng cơ sở vật chất... Tỷ lệ giáo viên/lớp càng lớn thì giáo viên càng nhàn vì dạy chưa đủ số tiết theo quy định ngược lại điều đó cũng làm tăng biên chế dẫn đến tăng chi ngân sách.

Phòng Giáo dục và Phòng Nội vụ - Lao động- Thương binh và Xã hội cần phải làm tốt công tác tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện trong việc sắp xếp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên. Tránh tình trạng mất cân đối giữa các trường trong huyện; trường thừa giáo viên so với quy định thì phải điều chuyển đến trường thiếu, sau khi bố trí sắp xếp lại nếu thiếu mới tuyển bổ sung hoặc hợp đồng.

Theo nghị định 35/2001/NĐ- CP ngày 09/7/2001 của Chính phủ (nay là nghị định 61/2006/NĐ- CP ngày 20/6/2006) thì nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến nhận công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu (điều 10). Trong điều 9 nghị định cũng quy định rõ thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến nhận công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Cho nên khi giải quyết thuyên chuyển cần phải chú ý, nếu chưa đủ thời hạn quy định phải hoàn lại số tiền trợ cấp đã nhận tránh lãng phí cho Ngân sách Nhà nước và đảm bảo sự công bằng cho mọi người. Hàng năm cần rà soát danh sách hưởng phụ cấp thu hút để thực hiện đúng đối tượng, đúng quy định về thời gian hưởng phụ cấp thu hút (không quá 5 năm).

Quản lý chi đối với các mục Học bổng cho học sinh sinh viên, tiền thưởng, thanh toán cá nhân.

Đối với chi học bổng: thực hiện theo thông tư số 126/1998/TTLT/BTC -BGD&ĐT ngày 09/9/1998 hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông Dân tộc nội trú và các trường dự bị Đại học. Huyện Chi Lăng có 01 trường phổ thông Dân tộc nội trú, tất cả học sinh học tập ở trường này đều thuộc đối tượng được hưởng học bổng. Tuy nhiên mức chi này được thực hiện từ 01/9/1998 cho đến nay không còn phù hợp bởi vì Nhà nước đã điều chỉnh mức lương tối thiểu mấy lần, giá cả thị trường luôn có những biến động. Với mức chi như hiện nay rất khó khăn cho các nhà trường trong việc đảm bảo đời sống cho các em học sinh. Nhà nước cần quan tâm điều chỉnh định mức cho phù hợp với tình hình thực tế.

triệu đồng chiếm 0,98% tổng chi cho con người, bằng 0,89% tổng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở.

Thanh toán cá nhân: chủ yếu là chi hỗ trợ cho giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên đi học. Nhu cầu đi học nâng cao trình độ ngày càng lớn mà nguồn kinh phí ngày càng hạn hẹp thì Nhà nước xem xét có thể cắt khoản trợ cấp này. Về phía nhà trường sẽ tạo điều kiện cho người đi học về mặt thời gian và được hưởng lương cơ bản (không có phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút). Đối với các khoản chi phí học tập do người đi học đóng góp để giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Các khoản thu nhập tăng thêm cho người lao động rất ít và hầu như là không có.

3.2.2 - Tăng cường kiểm soát chi đối với nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn

Tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn trong những năm qua rất thấp năm 2004 chiếm 2,43%; năm 2005 chiếm 3,37% và năm 2006 chiếm 3,47% tổng số chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở. Trong những năm tới cần nâng dần tỷ trọng các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn và đưa tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn đứng thứ hai sau chi cho con người. Đặc biệt tăng cường đầu tư sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu giảng dạy cho học sinh, giáo viên các trường ở các xã đặc biệt khó khăn tránh gánh nặng cho gia đình giúp các em yên tâm, hăng say học tập. Ngoài ra cần phải xây dựng được định mức chi cụ thể phù hợp với khả năng nguồn tài chính và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nếu có định mức chi tiêu cụ thể thì việc kiểm soát chi của Kho bạc và việc kiểm tra giám sát của cơ quan Tài chính cũng như người trực tiếp thực hiện đều dễ dàng, thuận lợi.

3.2.3 Tăng cường kiểm soát chi đối với nhóm mục chi mua sắm, sửa chữa

Để phấn đấu đến năm 2010 có 3 trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia cần phải đầu tư kinh phí xây dựng các phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập... phục vụ cho học tập và vui chơi của học sinh, giáo viên. Trong 3 năm qua tỷ trọng chi cho nhóm mục này dưới 1% tổng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở. Trong những năm tới cần tăng tỷ trọng chi cho nhóm mục này cho phù hợp với tình hình thực tế và thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

phí, chế độ hội nghị hiện nay thực hiện theo quy định tại thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính, trước đây là thông tư số 93-94). Chi công tác phí qua 3 năm cũng tương đối lớn cho nên để quản lý được mục này tốt nhất là nên khoán theo từng đối tượng, từng địa bàn cụ thể. Đối với việc sử dụng văn phòng phẩm, điện thắp sáng, điện thoại, chi tiếp khách ... cần có những quy định cụ thể và khoán tới các tổ, bộ phận, phòng ban hoặc cá nhân để thuận tiện cho công tác quản lý và nâng cao trách nhiệm của cá nhân.

Lập dự toán cần hoàn thiện theo hướng gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Để khắc phục những hạn chế trong công tác lập dự toán cần phải thực hiện tốt một số việc sau đây:Quy định cụ thể về thời gian lập và nộp dự toán, có đầy đủ các mẫu biểu theo quy định, giao số kiểm tra cho các đơn vị dự toán kịp thời.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên cho giáo dục huyện tại tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 42)