Được quyết toán theo đúng mục lục ngân sách hiện hành Tuân thủ các nguyên tắc về trình tự lập, xét duyệt quyết toán theo Luật Ngân sách hiện hành Đối với các khoản chi sai chế độ đều được xử lý, thu hồi nộp lại Ngân sách Nhà

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên cho giáo dục huyện tại tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 36)

toán theo Luật Ngân sách hiện hành. Đối với các khoản chi sai chế độ đều được xử lý, thu hồi nộp lại Ngân sách Nhà nước.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở vẫn còn một số hạn chế sau:

Định mức phân bổ dự toán của Trung ương chưa phù hợp với Giáo dục miền núi. Định mức chi tính trên đầu dân số trong độ tuổi từ 1-18, có chia theo vùng: núi thấp- vùng sâu và núi cao- hải đảo. Tuy nhiên, dân số nói chung và dân số trong độ tuổi từ 1-18 nói riêng ở miền núi là ít so với đồng bằng, trung du và các thành phố. Dân số ít sống không tập trung gây nhiều khó khăn cho Giáo dục. Mạng lưới trường lớp rộng đến tận thôn bản nhưng số học sinh thì không nhiều dẫn đến tỷ lệ học sinh/giáo viên và tỷ lệ giáo viên/lớp không đảm bảo. Do đó Nhà nước cần phải nghiên cứu tình hình thực tế ở các địa phương để đưa ra định mức phân bổ hợp lý nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Giáo dục miền núi.

Trong khâu lập dự toán: do năm ngân sách không trùng với năm học, thời điểm lập dự toán không trùng với thời điểm bắt đầu năm học nên việc lập dự toán có độ chính xác chưa cao. Thời điểm lập dự toán ngân sách chỉ có kế hoạch phát triển Giáo dục (kế hoạch đã được Sở Giáo dục duyệt) còn nhiệm vụ năm học mới chưa có nên việc lập dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Vì thế việc điều chỉnh dự toán chi cho phù hợp với tình hình thực tế năm nào cũng xảy ra.

Trong khâu chấp hành dự toán: văn bản của Nhà nước ban hành nhiều khi không rõ ràng làm cho người đọc có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến tình trạng sai sót trong việc thực hiện văn bản. Cơ cấu chi giữa các nhóm mục cũng chưa hợp lý: chi cho con người chiếm tỷ trọng quá cao (trên91%) một mặt thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nhưng chính điều đó lại làm ảnh hưởng đến tỷ trọng chi cho các nhóm mục khác. Chủ tài khoản là người có quyền quyết định chuẩn chi nhưng lại chưa được bồi dưỡng về kỹ năng quản lý tài chính.

Trong khâu quyết toán: thời gian hoàn thành báo cáo quyết toán ở một số đơn vị thường chậm so với quy định. Số lượng đơn vị

dự toán nhiều nhưng cán bộ chuyên quản ít nên gặp nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đa số các đơn vị dự toán chưa làm tốt công tác công khai tài chính.

Tỷ trọng chi giữa các nhóm mục chưa thật hợp lý: chi cho con người quá cao, chi nghiệp vụ chuyên môn chưa được ưu tiên sau khi đã trang trải nhu cầu chi cho con người, chi mua sắm sửa chữa là rất nhỏ.

Tình hình triển khai, thực hiện nghị định 10/2002/NĐ-CP ban hành ngày 16/01/2002 (nay là nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006): việc triển khai nghị định còn nhiều vướng mắc, bất cập, việc thực hiện chỉ mang tính hình thức, công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa được thực hiện. Các đơn vị sự nghiệp có thu chỉ đảm bảo được một phần rất nhỏ chi phí hoạt động thường xuyên (trên3%) do đó chưa tự chủ được về mặt tài chính cũng như về biên chế. Xét một cách toàn diện thì nghị định 10/2002/NĐ-CP ban hành ngày 16/01/2002 (nay là nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006) chưa đi vào cuộc sống bởi vì đời sống của cán bộ công chức chưa được cải thiện, thu nhập không tăng, mức chi quản lý và chi nghiệp vụ thường xuyên chủ yếu vẫn theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước quy định.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên cho giáo dục huyện tại tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 36)