Quang học phi tuyến bề mặt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đơn lớp Langmuir Arachidic Acid (AA) trên các dung dịch muối halogen có nồng độ thay đổi bằng kỹ thuật quang phổ học dao động tần số tổng (Trang 30 - 31)

Suy ra ISF đạt giá trị lớn khi D =k 0, hay điều kiện phù hợp pha là kSF = +k k1 2, nghĩa là quá trình phát tần số tổng phải thỏa mãn định luật bảo toàn xung lượng. Từ phương trình (1.26) ta suy ra n( SF)=n( )1 +n( )2 , điều này là không thể bởi hầu hết các môi trường đều tán sắc. Tuy nhiên, (2)là một ten sơ ta có thể chọn phân cực của các chùm tia sao cho ISF lớn nhất [5].

1.2.4 Quang học phi tuyến bề mặt

Các quá trình quang học có thể xảy ra tại mặt phân cách giữa hai vật liệu quang có bản chất không giống nhau. Hai ví dụ như vậy được chỉ ra trong hình 1.9. Giản đồ (a) chỉ ra một sóng quang học đi vào vật liệu quang học phi tuyến bậc hai. Ở đây, sẽ có một sóng hoà ba bậc hai đi ra khỏi môi trường theo hướng xác định. Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng, có một sóng hoà ba bậc hai yếu hơn được tạo ra phản xạ tại mặt phâncách giữa hai môi trường. Giản đồ (b) minh hoạ một sóng đi vào vật liệu quang phi tuyến đối xứng tâm [8].

21

Ở bên trong những vật liệu đối xứng tâm sẽ không thể sinh ra độ cảm phi tuyến bậc hai, nhưng sự xuất hiện của mặt phân cách đã làm phá vỡ sự đối xứng nghịch đảo trong một vùng mỏng (cỡ độ dày bằng với đường kính phân tử) gần mặt phân cách và lớp mỏng này có thể làm phát ra sóng hoà ba bậc hai. Cường độ của ánh sáng phát ra bởi lớp bề mặt này phụ thuộc mạnh vào các đặc tính cấu trúc của bề mặt và đặc biệt là sự xuất hiện của các phân tử hấp thụ trên bề mặt. Vì lý do đó, sự tạo hoà ba bậc hai bề mặt là một phương pháp chẩn đoán quan trọng cho các nghiên cứutrong lĩnh vực khoa học bề mặt [8].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đơn lớp Langmuir Arachidic Acid (AA) trên các dung dịch muối halogen có nồng độ thay đổi bằng kỹ thuật quang phổ học dao động tần số tổng (Trang 30 - 31)