Nghĩa đối với sự phát triển truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, vấn đề truyền thông đại chúng trong chính trị ở nga hiện nay (Trang 29 - 33)

Nam hiện nay

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ thông tin hiện nay, thông tin ngày càng có ảnh hưởng và sức mạnh chi phối đến mọi mặt của đời sống xã hội. Truyền thông đại chúng thực sự là một trong những động lực quan trọng đối với sự phát triển xã hội hiện đại. Do đó, truyền thông đại chúng – phương tiện để truyền tải thông tin đến với quần chúng – ngày càng cho thấy vai trò của nó đối với định hướng phát triển xã hội. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo quá trình xã hội hóa, trong đó có hoạt động truyền thông đại chúng.

Trước bối cảnh đời sống chính trị quốc tế đang chuyển biến hết sức sôi động và phức tạp cùng với sự bùng nổ thông tin trên thế giới, việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng.

Không chỉ góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế mà còn góp phần quan trọng vào việc mở rộng và phát triển các mối quan hệ đối ngoại phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Với ý nghĩa đó, các phương tiện truyền thông đại chúng cần nhanh chóng triển khai mạnh mẽ các chương trình phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh việc đưa thông tin và giới thiệu các ấn phẩm văn hóa, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, giá trị và tinh hoa văn hóa của nhân loại, đa dạng và đa phương hóa các quan hệ quốc tế trong hoạt động truyền thông đại chúng.

Chiến lược phát triển truyền thông đại chúng phải bao gồm việc quy hoạch và tổ chức hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác báo chí, truyền thông đại chúng về cả mô hình đào tạo, nội dung chương trình, phương thức giảng dạy, trang thiết bị, cơ sở vật chất, ... Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông đại chúng có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức sâu rộng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tinh thông. Đây là nhiệm vụ có tầm quan tọng đặc biệt, là khâu căn bản và then chốt đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay.

Có thể thấy rằng, xây dựng một chiến lược phát triển truyền thông đại chúng ở tầm vĩ mô nhằm đảm bảo định hướng phát triển rõ ràng của hoạt động truyền thông đại chúng trên cơ sở sự phát triển đồng bộ ở các lĩnh vực liên quan đến hoạt động truyền thông đại chúng. Tầm quan trọng trong chiến lược phát triển truyền thông đại chúng tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy tính chủ động sáng tạo và khả năng hoạt động độc lập của các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng vẫn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Trong xã hội hiện đại, truyền thông đại chúng là một nhu cầu phổ biến. Truyền thông đại chúng cung cấp thông tin cho xã hội về mọi lĩnh vực thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Điều đó cho thấy,

truyền thông đại chúng là một nhu cầu xã hội đặc biệt bởi nó không tồn tại và phát tiển độc lập.

Một trong những yếu tố bên trong hết sức quan trọng quyết định đến sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng là trình độ quản lý đối với bản thân hoạt động truyền thông đại chúng. Để phát triển hệ thống truyền thông đại chúng, nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối với đời sống xã hội thì một trong những điều kiện bắt buộc là phải song song xây dựng được bộ máy quản lý và điều hành tốt. Bộ máy quản lý và điều hành tốt cho phép tất cả các bộ phận cấu thành của bộ máy truyền thông hoạt động nhịp nhàng, vận động và phát triển phù hợp với thực tiễn khách quan., phù hợp với trình độ phát triển của xã hội.

Như vậy, việc mở rộng hành lang thông tin, phát triển hệ thống truyền thông đại chúng nhất thiết phải gắn liền với việc không ngừng nâng cao trình độ quản lý và điều hành những hoạt động đó. Năng lực và hiệu quả tác động đối với xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển của chính bản thân truyền thông đại chúng, trong đó trình độ quản lý và điều hành hoạt động truyền thông đại chúng là một trong những khâu căn bản.

Nắm được quyền điều hành các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống chính trị mới có thể thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền về thể chế chính trị, lập trường, quan điểm của đảng và các chương trình, chính sách của nhà nước tới quảng đại quần chúng nhân dân trong xã hội. Đầu tư xây dựng và củng cố các phương tiện truyền thông đại chúng là một trong những yêu cầu cơ bản mang tính tất yếu trong thời đại ngày nay.

KẾT LUẬN

Hiện nay, truyền thông đại chúng đang trở thành phương tiện giải thích thực tại xã hội. Qua các sự kiện, diễn đàn, bình luận, truyền thông đại chúng xác định những hình ảnh, khuôn mẫu trong công chúng, hình thành định hướng trong xã hội. Là phương tiện chủ yếu tuyên truyền hệ tư tưởng chính trị, truyền thông đại chúng thiết lập và củng cố thông tin trong công chúng, hợp pháp hóa các thể chế quyền lực. Truyền thông đại chúng là một nhân tố của sự kiểm soát xã hội, được giới cầm quyền sử dụng để hợp pháp hóa các chính sách, ổn định hóa hệ thống chính trị và kinh tế.

Là nguồn của thông tin, vận hành theo cơ chế tuyên truyền, truyền thông đại chúng ở Nga cung cấp các kiến thức về kinh tế, chính trị, văn hóa. Các cơ quan truyền thông đại chúng được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Truyền thông đại chúng hoạt động như những đại diện của pháp luật, tạo niềm tin cho số đông, thuyết phục sự chấp nhận các thể chế kinh tế và thể chế chính trị thống trị. Thay mặt toàn thể nhân dân, truyền thông đại chúng thực hiện vai trò giám sát các hoạt động của các cơ quan công quyền, giám sát các hoạt động kinh tế để phản ánh trung thực những sai lầm hoặc biểu dương các tấm gương với công chúng.

Truyền thông đại chúng trong chính trị có vai trò quan trọng đối với bất cứ giai cấp cầm quyền nào trong xã hội. Truyền thông đại chúng cung cấp, phổ biến các thông tin chính trị; đóng vai trò trung gian trong giao tiếp chính trị; định hướng tư tưởng chính trị cho công chúng; kiểm soát các thiết chế, các tiến trình xã hội. Với những vai trò quan trọng đó, truyền thông đại chúng trở thành một nhánh quyền lực mà bất cứ giai cấp thống trị nào cũng mong muốn đạt được để thống trị xã hội. Hoạt động truyền thông đại chúng ở Nga có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển hệ thống truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện và phát triển.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, vấn đề truyền thông đại chúng trong chính trị ở nga hiện nay (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w