Truyền thông đại chúng trong chính trị ở Nga

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, vấn đề truyền thông đại chúng trong chính trị ở nga hiện nay (Trang 26 - 29)

Trong hệ thống quan hệ quyền lực của xã hội, báo chí có một vai trò đặc biệt. Báo chí có sức lan toả, có sức tác động mạnh mẽ đến toàn bộ các tầng lớp nhân dân, toàn bộ các lĩnh vực của đời sống. Quyền lực của báo chí có lúc còn vượt qua các quyền lực của chính trị và kinh tế.

Quan điểm của nhà lý luận Nga Prôkhôrốp cho rằng: báo chí thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân và một nền báo chí dựa vào nhân dân là một nền báo chí mạnh và dân chủ. Prôkhôrốp khẳng định rằng: "Các phương tiện

thông tin đại chúng là một lực lượng đoàn kết mọi người, hành động vì lợi ích của nhân dân, phục vụ những nhu cầu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của nhân dân".

Chính sách của Nhà nước Nga dựa trên cơ sở nhu cầu thông tin trong một xã hội dân chủ và đảm bảo thực hiện những chuẩn mực đạo đức trong hoạt động thực tiễn báo chí.

Hoạt động báo chí là hệ thống quan hệ:

- Giữa nhà nước và các phương tiện thông tin đại chúng: xác định khối lượng và tính chất của sự tham gia của nhà nước vào hoạt động thông tin đại chúng. Có một hệ thống các cơ quan nhà nước được lập ra để thực hiện các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực báo chí. Nhà nước cũng kiểm soát hoạt động báo chí bằng nhiều hình thức.

- Giữa người sáng lập và các nhà báo.

- Giữa các nhà báo và các đối tượng trong tác phẩm của họ.

- Giữa các phương tiện thông tin đại chúng và các thiết chế xã hội: các thiết chế xã hội có quyền trả lời khi báo chí có ý kiến đề cập, nhưng không có trách nhiệm phản ứng khi bị báo chí phê phán, trừ khi có sự cho phép của Tổng thống mới có báo cáo phản biện. Trong khi đó nhà báo cũng phải chịu trách nhiệm về tội vu khống và lăng mạ nếu đưa tin sai sự thật.

- Giữa các phương tiện thông tin đại chúng và các công dân: chính sách này của Nhà nước Nga có nhiều hạn chế, chỉ quy định chung chung "công dân có quyền tích cực thu thập những thông tin chính xác" mà bỏ qua nhiều quyền lợi của công chúng.

- Giữa các phương tiện thông tin đại chúng với nhau.

- Giữa các phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn tin: báo chí có các quyền rộng rãi trong việc thu thập thông tin, báo chí dân chủ hoạt động công khai, cởi mở.

Hiện nay, những tờ báo nổi tiếng và có số lượng phát hành cao ở Nga là những tờ báo ngày như: Komsomolskaya Pravda, Moskovsky Komsomolets

và Argumenty. Đây là những tờ báo giải trí với đa số các bài viết là các bài quảng cáo. Một tờ báo khác cũng có suố lượng phát hành rất cao là tờ Trud. Trong những tờ báo có chất lượng cao, nổi tiếng nhất là các tờ Vedomosti, Kommersant vfa một phiên bản tiếng Anh phát hành trên mạng (http://kommersant.com) và lzvestia (http://www.izvestia.ru).

Truyền hình là ngành truyền thông có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tại Nga. Hai đài truyền hình chính là ORT và RTR. Chính phủ sở hữu phần lớn cổ phần ở hai đài truyền hình này. Mặc dù vậy hai đài này vẫn có những ý kiến chỉ trích, châm biếm các chính sách của Chính phủ.

Một đài truyền hình khác là NTV, đài truyền hình đã từng rất lớn mạnh ở Liên bang Nga dưới sự nắm quyền của Tập đoàn MOST. Nhưng sau một giai đoạn khủng hoảng về tài chính và phải đối mặt với nguy cơ phá sản thì NTV, nay đã đổi chủ, không còn được như xưa.

TV6 - một đài truyền hình Nga đã bị Chính quyền Nga đóng cửa vào năm 2002 và chủ của nó thì bỏ chạy sang Anh – nay đã chuyển thành một Đài Thể thao (Sport Channel) và thay đổi nội dung chương trình từ nhạc opera và các talkshows sang chủ đề thể thao với hình ảnh các vận động viên thể thao.

Một đài truyền hình chính thức của Matxcơva và là một đài truyền hình khá thú vị - Kultura (Văn hoá) – ra đời với mục đích thúc đẩy văn hoá và giáo dục thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Các đài truyền hình giải trí của Nga là REN TV, TNT, STS, Muz TV và MTV. Trong số đó REN TV được đánh giá cao nhất, bởi đài này thường hay chiếu nhiều bộ phim đặc sắc.

Cách duy nhất để xem được các kênh truyền hình tiếng Anh ở Nga là phải kết nối với các vệ tinh hoặc với các nhà cung cấp truyền hình qua vệ tinh (chẳng hạn Kosmo TV hay Divo TV ở Matxcơva). Một số kênh truyền hình nước ngoài được yêu thích nhất là CNN, BCC World, Bloomberg, Discovery và Euronews.

Phương tiện thông tin đại chúng rất phổ biến ở Nga từ thời Liên Xô cho đến ngày nay. Mỗi gia đình ở Nga đều có ít nhất một chiếc rađiô và chắc chắn

là bắt được sóng của đài AM. Tuy nhiên nước Nga rất rộng lớn và vì vậy, tần số sóng của các đài phát thanh là khác nhau ở các khu vực khác nhau trên toàn Liên bang Nga. Ví dụ như tần số sóng của FM là từ 60 đến 108 tuỳ khu vực. Phát thanh ở Nga còn phát triển ở cả trên mạng Internet.

Yuri Levitan đã trở thành tiếng nói của Chính phủ Liên Xô trong suốt Thế chiến II. Phát thanh cũng như mọi lĩnh vực khác của truyền thông Liên Xô, ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ủy ban truyền hình và phát thanh Xô Viết chịu trách nhiệm về cả truyền hình và phát thanh của Liên Xô.

Có rất nhiều chương trình khoa học và văn hóa được phát sóng. Bên cạnh tuyên truyền đường lối và chính sách của Đảng Cộng sản, phát thanh Liên Xô còn định hướng cho người dân về nghĩa vụ và lòng trung thành của họ đối với Đảng và Nhà nước Xô Viết. Mỗi ngày đài phát sóng gần 1400 giờ với khoảng 70 thứ tiếng đi khắp cả nước. Chính phủ không hoàn toàn kiểm soát nền phát thanh Liên Xô. Phát thanh, cũng như các lĩnh vực truyền thông khác, có vai trò rất quan trọng đối với Chính phủ trong thời kỳ Thế chiến II cũng như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học, vấn đề truyền thông đại chúng trong chính trị ở nga hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w