Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương 002 (Trang 41)

4. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Các nhân tố khách quan

Những nhân tố thuộc về khách hàng nhƣ khả năng tài chính, đạo đức ngƣời vay và tài sản đảm bảo cũng ảnh hƣởng tới chất lƣợng cho vay tiêu dùng của các NHTM.

* Đạo đức người vay:Đƣợc đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm của khách hàng vay vốn. Đây là yếu tố tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay vì ngay cả khi ngƣời vay có thu nhập cao, ổn định để trả nợ, thậm chí đƣa ra các điều kiện đảm bảo tốt thì chƣa chắc họ có thiện chí trả nợ. Đạo đức ngƣời vay trong quan hệ tín dụng đƣợc đánh giá bằng độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở tính thật thà, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng và ý muốn kiên quyết trong việc thực hiện tất cả các giao ƣớc trong hợp đồng tín dụng.

* Khả năng tài chính của người vay: Là nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng. Phần lớn các món cho vay tiêu dùng đƣợc quy định nguồn hoàn trả là thu nhập thƣờng xuyên của khách hàng trong tƣơng lai. Khoản thu nhập này có ảnh hƣởng quyết định đến nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng và quyết định việc có cho vay hay không của ngân hàng. Do đó, thu nhập có ảnh hƣởng rất lớn đến nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, đến quy mô của khoản vay và đến việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu khách hàng có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ ngân hàng thƣờng ít ảnh hƣởng đến các chi tiêu khác, đặc biệt là các chi tiêu thông thƣờng hay thiết yếu…Với những ngƣời vay này, họ sẵn sàng thanh toán tiền cho ngân hàng và khoản tín dụng trở nên an toàn hơn.

* Tài sản đảm bảo: Là cơ sở pháp lý để có thêm nguồn trả nợ thứ hai cho

ngân hàng ngoài nguồn thu nợ thứ nhất, mang tính dự phòng rủi ro và tăng mức độ an toàn cho khoản tín dụng của ngân hàng. Mặc dù nắm giữ tài sản đảm bảo song nếu khách hàng không trả nợ thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro giảm thu nhập vì muốn phát mại tài sản phải có thời gian và mất chi phí khác liên quan… Vì vậy, tài sản đảm bảo là một trong những tiêu chuẩn để xét duyệt cho vay nhƣng không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất giữ vai trò quyết định trong việc cho vay của NHTM.

Bên cạnh những nhân tố khách quan thuộc về khách hàng thì một vài nhân tố thuộc về môi trƣờng hoạt động của ngân hàng cũng có ảnh hƣởng ít nhiều tới cho vay tiêu dùng của NHTM. Các nhân tố thuộc về môi trƣờng hoạt động có thể kể đến nhƣ: môi trƣờng kinh tế xã hội, môi trƣờng văn hóa, môi trƣờng pháp lý, các chính sách kinh tế của nhà nƣớc…

* Môi trường kinh tế: Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động có liên quan biện chứng, ràng buộc lẫn nhau. Cho nên, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động trong tất cả các lĩnh vực khác. Sự ổn định hay bất thƣờng, sự tăng trƣởng nhanh hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm rất cao đối với những biến động của môi trƣờng kinh tế. Khi nền kinh tế ở thời kỳ hƣng thịnh, tốc độ tăng trƣởng cao và ổn định, ngƣời dân yên tâm và mức thu nhập của họ trong tƣơng lai, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên, cho vay tiêu dùng của NHTM có cơ hội phát triển. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định thì phần lớn ngƣời tiêu dùng chỉ mong muốn đảm bảo đƣợc cuộc sống ở mức bình thƣờng mà không nghĩ tới việc đi vay để thỏa mãn nhu cầu cao hơn.

* Môi trường xã hội:Môi trƣờng xã hội mà đặc trƣng gồm các yếu tố nhƣ: tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của ngƣời dân nhƣ niềm tin, tính cần cù, trung thực, ham lao động, thích tằn tiện và ƣa thƣởng thụ…) hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc... cũng ảnh hƣởng lớn đến thói quen tiêu dùng của ngƣời dân. Thông thƣờng, nơi nào tập trung nhiều ngƣời có địa vị trong xã hội, trình độ cao thì

chắc chắn nhu cầu tiêu dùng ở đó lớn, do vậy, nhu cầu vốn vay cao hơn nơi khác, từ đó tạo ra khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng. Còn phần lớn những ngƣời lao động chân tay thì chỉ mong muốn đảm bảo cuộc sống ở mức bình thƣờng, họ chƣa nghĩ tới chuyện đi vay để mua sắm hàng hóa, nâng cao mức sống.

* Môi trường pháp lý: Môi trƣờng pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nƣớc là một nhân tố có ảnh hƣởng rất lớn tới cho vay tiêu dùng của NHTM. Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh nhƣng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Cho vay tiêu dùng của NHTM cũng phải tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Dân sự và các quy định khác. Nếu những văn bản quy định pháp luật nếu không rõ ràng, đầy đủ sẽ tạo những khe hở pháp luật gây rắc rối và tổn hại đến lợi ích cho các bên tham gia quan hệ tín dụng. Ngƣợc lại, sự chặt chẽ và đồng bộ của luật pháp sẽ góp phần tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, tạo tính trật tự và ổn định của thị trƣờng để cho vay tiêu dùng nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung đƣợc diễn ra thông suốt và hiệu quả.

* Hệ thống chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước: Các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc cũng có tác động đáng kể tới cho vay tiêu dùng. Nếu Nhà nƣớc có chủ trƣơng kích cầu, đƣa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ hạ lãi suất trần cho vay, giảm các thủ tục rƣờm rà, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động… sẽ tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDP tăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mức sống của ngƣời dân. Đây rõ ràng là tiền để thuận lợi để cho vay tiêu dùng phát triển. Mặt khác, các chính sách nhƣ giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất ƣu đãi đối với cho vay hộ nông dân, hộ nghèo, các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo… cũng sẽ có ảnh hƣởng đến cầu tiêu dùng của dân cƣ trƣớc mắt và lâu dài.

* Sự liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống kinh tế:Sự liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống kinh tế mà cụ thể là mối liên hệ giữa các cơ quan, tổ chức,

doanh nghiệp… với ngân hàng cũng ảnh hƣởng đến cho vay tiêu dùng. Nếu mối liên hệ này chặt chẽ, đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau sẽ tạo tạo điều kiện cho cho vay tiêu dùng của NHTM tiến hành hiệu quả. Sự liên hệ này, trƣớc hết phụ thuộc vào nỗ lực của các bên tham gia trong việc xây dựng các mối quan hệ, các ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm. Ngoài ra cũng cần có sự trợ lực từ phía Nhà nƣớc và các định chế lớn khác.

Tóm lại, chất lƣợng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng không chỉ chịu ảnh hƣởng từ những nhân tố bên trong NHTM mà còn từ nhiều nhân tố khách quan khác. Hoạt động đó tốt hay xấu, mạnh hay yếu đều do những nhân tố này quyết định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Thị Phƣơng Châm, 2013. Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại

Vietinbank chi nhánh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế.

2. Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

3. Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội : NXB Đại học Kinh tế quốc dân .

4. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Giao thông vận tải Hà Nội.

5. Trƣơng Thanh Hiền, 2013. Phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân

hàng thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng - chi nhánh Bình Định. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế.

6. Đào Thanh Hƣơng, 2014. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân

hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế.

7. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.

8. Nguyễn Phƣơng Linh, 2009. Để ngành ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tạp chí ngân hàng, số 4, tr.23.

9. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Mùi, 2010. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

11. Nguyễn Phƣơng Nga, 2013. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại

Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hưng Yên.

Luận văn thạc sỹ. Học viện tài chính.

12. Peters.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

13. Nguyễn Văn Tiến, 2011. Giáo trình Tài chính tiền tệ ngân hàng. Hà Nội : Nhà xuất bản thống kê.

14. Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2014. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu

dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Học viện Tài chính.

15. Trần Nguyệt Bích Vân, 2013. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của

Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Cần Thơ. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế

16. Vietcombank Hải Dƣơng, 2013 – 2015. Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh. Hải Dƣơng. Các trang website: 16. www.bidv.com.vn 17. www.vietcombank.vn 18. www.vietinbank.com.vn

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hải dương 002 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w